Trong các công trình thi công nhà liền kề, có lẽ việc xây móng như thế nào để đảm bảo an toàn và đạt chất lượng tốt nhất là điều khiến nhiều người đau đầu. Với tính chất nằm san sát nhau của những ngôi nhà này, việc xây móng sẽ trở nên khó khăn, khó kiểm soát được độ an toàn và chất lượng cho chính công trình đang xây cũng như những ngôi nhà liền kề bên cạnh. Nếu không tính toán, khảo sát, lựa chọn được phương pháp xây móng nhà liền kề phù hợp và an toàn thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những ngôi nhà lân cận, nhất là đối với những nơi có nền đất đã bị yếu.
Mục lục
Việc thi công móng nhà liền kề quan trọng ra sao?
Móng nhà là phần vô cùng quan trọng. Đặc biệt là nó đặc biệt khó thi công đối với nhà liền kề. Trong quá trình xây dựng nhà liền kề, xây móng là một trong những phần việc đầu tiên. Bên cạnh đó, đây cũng là một công đoạn rất quan trọng trong việc xây nhà liền kề. Trong đó, biện pháp thi công móng nhà liền kề bằng an toàn bằng móng cọc khoan nhồi được xem là an toàn nhất. Với biện pháp này, gia chủ sẽ không lo xảy ra tình trạng sụt lún, trồi đất, dịch chuyển, nứt vách khu nhà liền kề.
Nhà liền kề thường có đặc điểm là hẹp về chiều ngang. Bên cạnh đó, việc những ngôi nhà nằm sát cạnh nhau là điều đáng lo ngại. Bởi nó sẽ khiến việc thi công xây dựng trở nên vô cùng khó khăn và phức tạp. Đặc biệt trong khâu thi công móng nhà có rất nhiều yếu tố đặc thù cần phải tính toán thật kỹ lưỡng. Có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả thi công. Quan trọng hơn hết là đảm bảo được an toàn cho các công trình lân cận.
Những nguy cơ cần lường trước khi xây móng nhà liền kề
Các công trình nhà liền kề xung quanh hầu hết được xây dựng từ khá lâu. Do đó phần móng của những ngôi nhà này thường không được đầu tư quá nhiều. Chính vì vậy mà độ chắc chắn của chúng sẽ khó đảm bảo được. Khi ép cọc sâu xuống nền đất, lực ép dễ làm dâng khối đất lên. Việc này sẽ góp phần làm chèn ép móng nhà liền kề. Điều này sẽ gây nên sự mất an toàn cho những ngôi nhà lân cận.
Những nơi này vốn đã có nền đất đã yếu sẵn. Nếu cộng thêm lực tác động lớn như thế này sẽ khiến nhà liền kề bên xuất hiện tình trạng sụt lún, nghiêng, nứt tường, đội nền,… Và hậu quả còn khó lường hơn đặc biệt ở những ngôi nhà sử dụng móng nông trong xây dựng. Chính vì những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng như vậy mà công tác khảo sát cũng như thi công móng nhà hợp lý cần phải được nghiên cứu rõ ràng. Điều này sẽ giúp hạn chế rủi ro gây mất an toàn. Đồng thời nó sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tác động trực tiếp đến các căn nhà liền kề bên cạnh.
Những biện pháp an toàn để thi công móng nhà liền kề
Móng nhà được coi là quan trọng nhất trong quá trình thi công xây dựng. Nếu ngay từ công đoạn làm móng mà đã xảy ra những sự cố khó lường thì rất khó để có thể hoàn thành công trình này nhanh chóng. Bên cạnh đó, thời gian khắc phục sự cố cũng không hề ngắn. Việc này sẽ khiến bạn tốn thêm rất nhiều chi phí ngoài dự toán. Vậy biện pháp thi công móng nhà liền kề như thế nào để hạn chế tối đa những hậu quả khó lường? Đó chính là những biện pháp được nêu ra dưới đây.
Xây móng nông cho nhà liền kề
Móng nông được đặt trực tiếp trên nền đất bằng cọc tre hoặc móng Top-base. Biện pháp này có khá nhiều ưu điểm. Loại móng này rất dễ thị công. Do đó sẽ không tốn kém nhiều chi phí trong quá trình xây dựng. Đặc biệt, biện pháp này sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến các khu nhà liền kề.
Tuy nhiên, chỉ sau một vài năm công trình đi vào sử dụng thì bạn sẽ nhận thấy rõ hạn chế của biện pháp thi công móng nông này. Đó chính là sức chịu tải kém. Với hạn chế này, việc xây nhà cao trên 4 tầng dường như không thể thực hiện được. Bởi thường nền đất đã quá yếu. Với sự phát triển của kỹ thuật thi công xây dựng như hiện nay thì biện pháp này hầu như không được sử dụng nữa. Bởi vì nó chỉ đảm bảo được an toàn trước mắt. Còn về lâu dài, biện pháp này không thể đảm bảo được an toàn cho các công trình.
Xây móng cọc ép cho nhà liền kề
Xu hướng sử dụng móng cọc ép trong thi công nhà cửa luôn được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Với khối cọc bê tông chắc chắn, móng nhà có thể chịu được trọng tải lớn. Việc này sẽ cho phép xây dựng những ngôi nhà nhiều tầng cực kỳ an toàn. Tuy nhiên, biện pháp thi công này không thực sự hoàn hảo như những gì chúng ta nghĩ. Nhược điểm mà nó mang lại đó là khiến nhà liền kề bị nứt, lún, đội nền, chuyển dịch,…Nhất là trên nền đất có tính chất cứng, đất sét thì hiện tượng này càng dễ xảy ra.
Cũng chính vì vậy nên cần có những biện pháp khắc phục những điểm yếu trên. Cụ thể, để giảm thiểu tình trạng này, trước khi thi công người ta sẽ rút một lượng đất tương đối. Việc này nhằm để hạn chế thể tích khối đất bị ép. Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng ép cừ xung quanh. Cách này sẽ làm ngăn chặn khối đất này không tràn sang nhà bên cạnh.
Xây móng cọc khoan nhồi cho nhà liền kề
Biện pháp thi công nhà liền kề bằng móng cọc khoan nhồi luôn được đánh giá mang lại hiệu quả cao. Nó sẽ không gây ra nhiều tác động đến các khu nhà liền kề bên cạnh. Phương pháp này sử dụng các móng cọc khoan nhồi có khả năng chịu được sức tải lớn, độ rung chấn trong thi công nhỏ. Do đó không đẩy các cọc chắn xung quanh sang hai bên. Vì vậy mà hiện tượng trồi đất dường như không bao giờ xảy ra. So với biện pháp thi công cọc ép, móng cọc khoan nhồi có sức chịu tải cao hơn, dễ dàng đi sâu vào các lớp đất đá cứng hay lớp địa chất phức tạp.
Việc thi công nhà liền kề an toàn bằng móng cọc khoan nhồi đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, giám sát kỹ lưỡng. Sau đó cần kiểm tra bằng phương pháp siêu âm để xác định chất lượng cọc. Biện pháp thi công móng nhà liền kề bằng móng cọc khoan nhồi gây tốn kém chi phí. Nhưng xét về lâu về dài, phương pháp này lại có lợi. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm đến hàng tỷ đồng tiền bồi thường cho các nhà liền kề khi xảy ra sự cố.
Việc áp dụng biện pháp thi công móng nhà liền kề không hề đơn giản. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến các khu vực nhà liền kề lân cận. Do đó bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định sử dụng phương pháp nào đó. Với những chia sẻ bổ ích ở trên, hy vọng đã đưa ra được nhiều gợi ý dành cho bạn khi thi công móng nhà liền kề an toàn và chất lượng nhất.