Kiến thức xây dựng Xây dựng

Độ dốc mái ngói ảnh hưởng đến sự thoát nước của mái nhà

Độ dốc mái ngói ảnh hưởng đến sự thoát nước của mái nhà
4 phút, 3 giây để đọc.

Đối với các công trình nhà ngói, việc xác định độ dốc mái ngói là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng thoát nước mỗi khi trời đổ mưa. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến tính ổn định của vật liệu trong một thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên tùy vào chất liệu mà các mái ngói có cách tính độ dốc khác nhau sao cho phù hợp. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách tính độ dốc của 2 kiểu thiết kế mái ngói phổ biến nhất trong các công trình xây dựng hiện nay, giúp bạn hiểu rõ hơn và đưa ra những quyết định đúng đắn khi chọn độ dốc cho mái nhà của gia đình.

Thế nào là độ dốc mái ngói tiêu chuẩn?

Khác với mái tôn, mái ngói đòi hỏi có độ dốc lớn bởi đây là loại mái có ngói chồng ngói, mí. Do đó, không được ôm khít như lợp mái tôn. Nếu thi công độ dốc mái quá nhỏ dễ xảy ra các hiện tượng sốc nước, mưa tạt làm dột nhà ở. Trường hợp mái được làm bằng vi kèo thì độ dốc mái được tạo thành từ thanh cánh và thành đáy của kèo. Hiện nay, tiêu chuẩn độ dốc mái cho nhà phố, biệt thự thường là góc từ 30 độ trở lên. Tương ứng độ dốc mái trên 58%.

Mái ngói tiêu chuẩn có độ dốc như thế nào?

Độ dốc trên sẽ hạn chế tát nước vào khe chồng ngói, mí. Thậm chí gây ngập úng khi xảy ra mưa lớn. Đồng thời cũng giúp mái nhà được thấy rõ ngói hơn. Độ dốc mái càng lớn thì khả năng chống tạt mưa sẽ càng hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhà ở không nhất thiết phải có mái lộ thiên. Dẫn đến độ dốc mái cũng giảm lại. Giúp tiết kiệm vật tư và chi phí xây dựng hiệu quả. Theo kinh nghiệm thi công mái, độ dốc mái tối thiểu nên là 20 độ. Bởi mái dốc ít sẽ thành mái ngang, khó thoát nước khi mưa lớn. Nếu không được phép có độ dốc cao, phải xử lý các khe nối chồng ngói, mí để bảo vệ công trình.

Độ dốc của các loại mái ngói

Độ dốc mái ngói tối thiểu nên là 20 độ. Bởi mái dốc ít sẽ thành mái ngang, khó thoát nước khi mưa lớn. Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo độ dốc tiêu chuẩn của các loại ngói như sau:

– Các loại ngói cao cấp dạng âm dương (ngói Nhật, Thái,…) thường có độ dốc ở mức 25 độ (tức 40%).

– Đối với các dòng ngói dẹt, ngói móc, ngói vảy cá, ngói ta thường có có độ dốc từ 35 – 60 độ.

– Đối với ngói xi măng thường có độ dốc ở mức 45% – 75%.

– Đối với mái đổ bê tông sau đó dán ngói trang trí bên trên. Độ dốc sẽ trong khoảng từ 30 – 45 độ, song không được nhỏ hơn 20 độ và vượt quá 90 độ.

– Các loại ngói cao cấp dạng ngói âm dương (ngói Nhật, Thái,…) thường có độ dốc ở mức 25 độ (tức 40%).

Công thức tính độ dốc mái ngói

– Độ dốc i: Công thức tính độ dốc i là i (%) = H/L x 100%. Trong đó i là ký hiệu chỉ độ dốc. H là chiều cao phần mái. L là chiều dài phần mái.

Công thức tính độ dốc mái ngói

– Độ dốc m: Ngoài công thức tính độ dốc i, thì độ dốc m (hệ số độ dốc mái) cũng thường được người thợ nề sử dụng. Theo đó, độ dốc m có công thức tính với công thức m = H/2L.

Bổ sung cách tính độ dốc theo phần trăm

Trong bài viết này chúng tôi xin được bổ sung thêm cách tính độ dốc i%. Công thức này được hiểu theo cách nói của các bác thợ xây đấy nhé! Các bạn có thể nghe thấy thuật ngữ độ dốc 75% thường là rất quen thuộc đúng không? Ví dụ: Nếu khẩu độ mái nhà bạn rộng 8m và chiều cao lên đỉnh mái là 3m thì độ dốc I%= 3/4×100%=75%. Còn nếu độ dốc là 100% tức là khẩu độ mái 8m. Chiều cao lên đỉnh mái là 4m thì độ dốc i%=4/4×100% = 100% tương đương với góc 45 độ của mái nhé!

Thông thường độ dốc hợp lí của các loại mái sẽ có tiêu chuẩn như sau:

– Đối với các loại ngói âm dương, thường thì độ dốc là 40% tương đương góc 25 độ.

– Đối với ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy rồng, ngói mũi… độ dốc từ 35 độ đến 60 độ.

– Độ dốc của mái tôn sẽ thường thấp hơn các độ dốc của mái ngói.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *