kiến thức phong thủy Phong thủy

Tìm hiểu những ý nghĩa của hình tượng rồng trong phong thuỷ

Hình tượng rồng trong phong thuỷ
3 phút, 52 giây để đọc.

Từ ngàn xưa, hình tượng rồng trong văn hóa các nước phương đông đã quá quen thuộc và đi cùng lịch sử mỗi dân tộc. Ở Việt Nam cũng vậy, từ những truyền thuyết được lưu lại cho đến lịch sủ các triều đại phong kiến, rồng luôn xuất hiện là một linh vật thiêng liêng. Không những biểu tượng cho sự tôn nghiêm cao quý, nó còn là hình ảnh nghệ thuật và mang ý nghĩa phong thủy. Với tác dụng chấn dữ điều xấu, nâng cao uy lực, hình tượng rồng còn mang theo rất nhiều tác dụng khác nữa. Để có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nó xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Hãy tìm hiểu cụ thể về hình tượng linh vật này qua bài viết dưới đây.

Hình tượng rồng trong lịch sử Việt Nam

Mỗi khi nhắc đến rồng, người ta nghĩ ngay đến một loài linh thiêng, cao quý và có quyền lực. Rồng đi vào tâm thức người Việt với sự tự hào mình là “con Rồng cháu Tiên”. Rồng đại diện cho chân mệnh thiên tử – vua. Rồng xuất hiện ở những nơi thờ tự như chùa chiền, kiến trúc cung đình,… Với người Việt, Rồng có ý nghĩa phong thủy và tâm linh đặc biệt.

Rồng trong lịch sử Việt Nam

Dân gian xưa gắn liền rồng với cội nguồn nòi giống Việt qua sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Sau, năm mươi người con theo mẹ lên non. Năm mươi người con theo cha xuống miền biển hình thành dòng giống dân tộc Việt. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm Hùng Vương. Trải qua mười tám đời Vua, nước Văn Lang ngày càng phát triển. Cho đến khi đất nước bị mất vào tay của Triệu Đà với sự tích “Mỵ Châu – Trọng Thủy”.

Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc. Dân tộc Việt Nam không khi nào ngừng đấu tranh để giành lại chủ quyền dân tộc. Lịch sử nhớ đến Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở đầu kỷ nguyên độc lập. Triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê… mở mang bờ cõi, xây dựng và bảo vệ đất nước. Cùng với đó, hình tượng con rồng luôn tồn tại và biến đổi cùng với đất nước.

Hình tượng Rồng được sáng tạo, thể hiện phong phú, chiếm vị trí quan trọng trong các hợp thể kiến trúc (hoàng cung hay chùa, miếu, đền, đình). Các vương triều đều lấy hình tượng Rồng hoàn hỉnh là biểu tượng quyền uy của vương triều. Rồng không hoàn chỉnh vẫn được trang trí, cầu cúng nằm ngoài phạm vi vương triều.

Ý nghĩa hình tượng rồng trong phong thủy

Trong 12 con giáp, Rồng là con giáp đứng thứ 5. Và là loài duy nhất không có thực trong cuộc sống. Vì vậy mà hình tượng rồng được dân gian xưa truyền lại với nhiều giai thoại khác nhau. Tín ngưỡng thờ rồng ở mỗi địa phương cũng có nét khác biệt. Trong văn hóa Việt, rồng không được thờ cúng trong đình chùa, đền, miếu. Thế nhưng, hình ảnh rồng cũng như tượng Rồng phong thủy mạ vàng lại mang một ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt.

Rồng trong phong thủy

Tại đình, chùa, đền hay miếu, rồng mang đến một vẻ đẹp tôn nghiêm, linh thiêng và trang trọng. Rồng gắn liền với hình ảnh thần, Phật trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt qua bao đời. Trong gia đình, hình rồng thể hiện tính trang trọng và uy nghiêm của bàn thờ gia tiên. Rồng được chạm trổ trên ngai thờ hay bài vị, vẽ trên bát hương.

Tại gia đình, rồng được coi là linh vật phong thủy số 1. Trong tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng; rồng là con vật đứng đầu tiên. Chính vì vậy mà rồng tượng trưng cho sự quyền lực, quyền lãnh đạo tối cao. Nó giúp mang lại may mắn, quyền uy và thịnh vượng. Và cũng là cội nguồn của sự sống. Nếu bài trí tượng Rồng mạ vàng đúng phong thủy như đặt tượng Rồng ở nơi gần nguồn nước, hướng bắc,… Sẽ hấp thụ được “long khí”, hóa hung thành cát, mọi sự tốt lành.

Như vậy, hình tượng rồng đã đi in đậm dấu ấn trong văn hóa đời sống, tín ngưỡng. Cũng như tâm linh của người Việt. Mai này khi nhắc lại, mỗi người con đất Việt đều tự hào mình là “con Rồng cháu Tiên” máu đỏ da vàng.

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *