Đối với các kỹ sư xây dựng, độ sụt hỗn hợp bê tông là một khái niệm không còn xa lạ nữa. Bên cạnh đó, việc đưa ra con số chính xác về đột sụt sẽ giúp cho công trình được đảm bảo chất lượng. Do đó, việc kiểm tra cũng trở nên vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chính xác cao. Trong xây dựng, việc kiểm tra độ sụt bê tông được thực hiện tại công trường hoặc phòng thí nghiệm. Về mặt bản chất, kiểm tra độ sụt là phương thức kiểm soát chất lượng mà mọi công trình nên thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các bước kiểm tra độ sụt bê tông một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Mục lục
Độ sụt bê tông là gì?
Theo wikipedia, có ghi: “Độ sụt hay độ lưu động của vữa bê tông, dùng để đánh giá khả năng dễ chảy của hỗn hợp bê tông dưới tác dụng của trọng lượng bản thân hoặc rung động”. Độ sụt bê tông được hiểu là việc đo độ cứng của hỗn hợp bê tông. Hoặc đo chiều cao của hỗn hợp bê tông sau khi được đổ trong nón sụt giảm khác nhau, cho những mẫu khác nhau.
Người ta xác định độ sụt dựa trên các tiêu chuẩn quy định ở mỗi nước. Ở nước ta là theo tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 3105-93 hoặc ASTM C143-90A. Và một số kiến thức khác:
– Đơn vị độ sụt có ký hiệu là SN (cm).
– Dụng cụ đo độ sụt thường gọi là côn Abrams, hình nón cụt.
– Có 3 loại độ sụt bê tông chính là: loại cứng (SN<1,3cm), loại dẻo (SN<8cm) và loại siêu dẻo (SN=10-22cm).
– Thông thường, các mẫu với chiều cao thấp hơn sẽ được ứng dụng trong xây dựng công trình. Còn các mẫu có độ sụt cao thường được sử dụng để xây dựng đường giao thông, vỉa hè…
Kiểm tra độ sụt bê tông
Khái niệm độ sụt
Về mặt bản chất, kiểm tra độ sụt là phương thức kiểm soát chất lượng. Đối với mẻ trộn cụ thể độ sụt phải đảm bảo tính nhất quán. Sự thay đổi chiều cao độ sụt biểu thị sự thay đổi không mong muốn trong tỷ lệ thành phần hỗn hợp bê tông. Sau đó tỷ lệ này được điều chỉnh để đảm bảo mẻ trộn bê tông tính nhất quán. Tính đồng nhất này đảm bảo nâng cao chất lượng và tính toàn vẹn của kết cấu ninh kết của bê tông. Mục đích của công việc này là để đo lường sự đồng nhất của bê tông.
Nhiều yếu tố được tính đến khi thỏa mãn các yêu cầu cụ thể của cường độ bê tông. Nhằm đảm bảo rằng một hỗn hợp đồng nhất xi măng đang được sử dụng trong quá trình xây dựng. Các thử nghiệm cũng xác định thêm khả năng “dễ thi công” của bê tông. Cung cấp một quy mô về cách dễ dàng vận chuyển, đầm chặt, và bảo dưỡng bê tông. Các kỹ sư sử dụng kết quả để sau đó làm thay đổi cấp phối bê tông bằng cách điều chỉnh tỷ lệ xi măng-nước. Ngoài ra có thể thêm phụ gia hóa dẻo để tăng độ sụt của hỗn hợp bê tông.
Các bước kiểm tra
– Cố định nón sụt: Đầu tiên, chúng ta đặt chảo trộn trên sàn nhà và làm ẩm. Cố định nón sụt giảm tại chỗ bằng cách sử dụng 2 chân giữ. Sau đó ta chèn hỗn hợp bê tông vào 1/3 hình nón. Đầm chặt mỗi lớp 25 lần, không được khuấy.
– Đổ bê tông vào hình nón và đầm kỹ: Tiếp tục đổ đầy hỗn hợp bê tông vào 2/3 hình nón và đầm tiếp 25 lần. Đầm chặt lớp vữa thứ 2 để tạo sự kết dính với lớp trước.
– Tiếp tục chèn hỗn hợp bê tông: Chèn tiếp hỗn hợp cho đầy nón sụt. Lặp lại quá trình đầm 25 lần.
– Trộn đều hỗn hợp, làm phẳng bề mặt: Trường hợp hỗn hợp bê tông không đủ để đầm nén thì cho thêm hỗn hợp khác và tiếp tục đầm chặt. Sử dụng que đầm thép và chuyển động xoay quanh nón sụt cho đến khi bề mặt phẳng. Mục đích là gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa ở phần trên.
– Tháo bỏ nón sụt: Từ từ tháo bỏ nón sụt bằng cách nâng theo chiều dọc. Lưu ý, khi làm không được để khối bê tông di chuyển.
– Đo chiều cao sụt giảm của bê tông: Chờ hỗn hợp bê tông sụt, tiến hành đo sự sụt giảm theo chiều cao. Đặt hình nón sụt bên cạnh các mẫu. Sau đó, đặt que thép nén trên nón sụt giảm và đo khoảng cách từ thanh đến tâm di dời ban đầu.
Cách chọn độ sụt bê tông chuẩn xác
Hiện nay, các loại bê tông thường được sản xuất với các mác 200, 250, 300, 350, 400,… Đối với công trình nhà ở, công trình dân dụng nhỏ thường sử dụng loại mác 250 hoặc 300.
Công trình dân dụng
Đối với nhà dân dụng khi dùng bơm để đổ bê tông thường lựa chọn độ sụt là 10 ± 2 (tối đa là 12±2 khi lên cao). Để chọn được độ sụt của bê tông chuẩn xác cho từng công trình, bạn có thể tham khảo các thông số sau:
– Với nhà dưới 3 tầng có thể sử dụng mác bê tông 200. Giữa các dầm có nhịp lớn thì dùng mác 250.
– Với nhà từ 4 – 6 tầng sử dụng mác 250. Giữa các dầm có nhịp lớn thì dùng mác 300.
– Với nhà từ 6 – 10 thường sử dụng mác 300.
– Đối với nhà dân dụng khi dùng bơm để đổ bê tông thường lựa chọn độ sụt là 10 ± 2 (tối đa là 12±2 khi lên cao).
– Riêng đối với bê tông đổ móng trực tiếp không dùng bơm thì độ sụt nên nhỏ hơn, cụ thể là 6 ±2.
Công trình công nghiệp, quy mô lớn
– Móng nhà kho, nhà cao tầng, nhà xưởng: 300 – 400.
– Nhà công nghiệp nhịp lớn, silô, bể chứa: 300 – 400.
– Cọc bê tông đúc sẵn, cọc nhồi: Trên 300
– Mố, dầm dự ứng lực, dầm cầu, trụ cầu: Trên 350.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đủ thông tin giúp bạn hiểu thêm về độ sụt bê tông là gì và cách chọn độ sụt chuẩn xác cho từng công trình.