Thông thường nhà cửa, đất đai đều phải được phát luật bảo vệ và chứng nhận thì mới có thể sử dụng. Nhằm hạn chế những vấn đề xảy ra như tranh chấp, xây nhà trên đất trái phép. Chính vì vậy, trước khi xây nhà, một trong những việc đầu tiên cần phải làm đó là xin giấy phép xây nhà. Tuy nhiên, thủ tục hành chính xin giấy phép ở nước ta vẫn còn khá phức tạp và rườm rà, nên nhiều người đã nhắm mắt cho qua việc xin giấy phép mà không biết hệ quả khôn lường sau này. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến xin giấy phép xây nhà bạn cần biết. Để tránh những phiền phức không đáng có về mặt pháp luật.
Mục lục
Giấy phép xây dựng có quan trọng?
Một trong những thủ tục cần thiết để công trình xây dựng được khởi công là phải được cấp phép xây dựng. Tuy nhiên nhiều gia chủ vẫn suy nghĩ rằng “Đất sở hữu của mình thì làm gì chẳng được”. Và thực hiện xây nhà không có giấy phép. Vậy những trường hợp này sẽ phải chịu các mức phạt nào? Những công trình nào bắt buộc phải xin phép xây dựng? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi trên giúp chủ đầu tư hiểu rõ.
Xây nhà không cần giấy phép là sai lầm
Một chủ đầu tư đã từng tâm sự với chúng tôi về tình huống mà họ đã gặp phải khi thực hiện xây nhà không có giấy phép. Chúng tôi xin chia sẻ câu chuyện đó trong bài viết hôm nay. Để giúp chủ đầu tư có cái nhìn thực tế về vấn đề này.
Thay vì trích dẫn quá nhiều các văn bản pháp luật khô khan. Chúng tôi xin được kể một câu chuyện để anh chị dễ dàng hình dung. Câu chuyện này không chỉ mỗi anh Dũng (tên nhân vật đã được thay đổi) gặp phải mà hiện nãy cũng có nhiều chủ đầu tư có ý nghĩ tương tự.
Vợ chồng nhà anh Dũng quyết định xây dựng nhà sau một khoảng thời gian tích cóp dài. Tuy nhiên vì vướng dịch bệnh nên kinh phí của gia đình không quá dư dả. 2 người lên kế hoạch xây dựng chi tiết. Cân đong đo đếm đủ tất cả các hạng mục xây dựng sao cho vừa tiết kiệm tối đa chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
Sau một lúc xem xét đủ loại chi phí thì vợ chồng anh Dũng quyết định cắt giảm chi phí xin giấy phép xây dựng. Lý do 2 anh chị đưa ra là “Nhà ở ngoại ô thành phố nên chắc sẽ không có ai quan tâm”. Tuy nhiên thực tế có phải như vậy?
Những loại công trình bắt buộc phải có giấy phép khi xây dựng
Công trình được miễn giấy phép
Anh Dũng nhắm mắt xây nhà không có giấy phép mà không biết rằng theo Pháp luật. Chỉ có một số trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Còn tất cả các trường hợp còn lại, công trình bắt buộc phải được cấp phép xây. Cụ thể những trường hợp phải có giấy phép xây dựng mới được phép khởi công là:
– Nhà riêng lẻ quy mô dưới 7 tầng thuộc khu vực nội thành và ngoại thành thành phố, nông thôn, thị xã, thị trấn và trong các khu vực đặc biệt như: khu bảo tồn, khu di tích.
– Nhà riêng lẻ có quy mô 7 tầng trở lên tại các khu vực nông thôn.
Những công trình phải có giấy phép
Theo quy định, nhà phố dưới 7 tầng không thuộc quy hoạch nhà nước là trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng. Còn với những công trình thuộc 3 trường hợp dưới đây. Chủ đầu tư sẽ không phải quan tâm tới việc xin phép xây dựng:
– Nhà riêng lẻ dưới 7 tầng thuộc các dự án theo quy hoạch và đã được nhà nước cấp phép
– Nhà riêng lẻ dưới trên 7 tầng tại nông thôn nhưng không thuộc quy họach của nhà nước
– Nhà riêng lẻ thuộc thuộc khu vực không có quy hoạch ở miền núi, hải đảo
– Xây nhà không có giấy phép bị phạt bao nhiêu?
Không xin giấy phép xây dựng bị xử phạt như thế nào?
Vậy với những trường hợp xây nhà không có giấy phép như anh Dũng. Thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP. Quy định nhà không phép sẽ bị xử lý như sau:
– Phạt từ 5-10 triệu đồng với các công trình nhà riêng lẻ tại nông thôn thuộc khu vực chức năng như khu bảo tồn, khu di tích tích lịch sử.
– Phạt từ 35-40 triệu đồng với công trình nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Ngoài các mức phạt tiền trên. Nếu chủ đầu tư đang trong quá trình xây nhà không có giấy phép sẽ bị xử lý như sau:
– Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tạm ngừng thi công công trình
– Trong vòng 60 ngày kể từ khi lập biên bản. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng lên các cơ quan có thẩm quyền.
– Nếu hết 60 ngày công trình vẫn không có giấy phép thì bắt buộc phải tháo dỡ công trình.
Như vậy với trường hợp nhà anh Dũng. Vợ chồng anh chị sẽ phải nộp phạt 35-40 triệu. Đồng thời công trình sẽ bị lập biên bản và ngừng thi công cho tới khi được cấp phép xây dựng.
Giải pháp cho vấn đề xin giấy cho gia chủ
Xin phép xây dựng là quá trình tốn nhiều thời gian và chi phí nếu các gia chủ không nắm rõ quy định pháp luật. Tuy nhiên nếu chủ đầu tư lựa chọn giải pháp xây nhà trọn gói. Chìa khóa trao tay thì sẽ ít phải đau đầu về các vấn đề liên quan đến pháp lý, xin giấy phép xây nhà.
Hoặc nếu không, bạn cũng có thể tự xin giấy phép ở những đơn vị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tốt nhất là nên nhờ những ai có hiểu biết về pháp luật để nhờ giúp đỡ.