Hiện tượng trời nồm gây ẩm cho sàn nhà là một trong những hiện tượng khó chịu nhất. Đặc biệt là thời tiết ở khu vực miền Bắc, trời nồm ẩm xảy ra khá thường xuyên vào khoảng thời gian từ tháng 2 cho đến hết tháng 4. Khi trời nồm, sẽ gây ra hiện tượng nước bị đọng trên bề mặt tường, sàn nhà và các đồ vật vì lúc này, độ ẩm không khí lên cao hơn bình thường (thường lên đến hơn 90%). Nồm ẩm không chỉ gây sự khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt gia đình mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là sức khoẻ người già và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, từ khi mới khởi công xây nhà, nhiều người đã phải lưu ý đến vấn đề này. Dưới đây là những kinh nghiệm chống nồm ẩm khi xây nhà.
Mục lục
Chống nồm ẩm bằng xỉ than
Vì nồm ẩm là hiện tượng thời tiết khó tránh khỏi. Nên khi tiến hành xây nhà bạn nên dùng ngay các biện pháp chống nồm bằng cách lựa chọn những vật liệu có khả năng hút ẩm tốt.
Phương pháp hiệu quả nhất
Cụ thể, bí quyết người Pháp xây nhà chống nồm là: Về xỉ than nên chọn loại xỉ cục. Kích thước 1-2 cm được đặt mua từ các cửa hàng. Đại lý cung cấp vật liệu ở Hà Nội. Được biệt loại xỉ này hiện cũng do các cơ sở dệt nhuộm, tơ tằm ở ngoại thành Hà Nội bán. Loại xỉ này trước đây thậm chí phải mất tiền thuê chở đi đổ nhưng nay nhiều người có nhu cầu mua. Chủ yếu để chống nóng trần nhà nên bán khá chạy.
Quy trình chống nồm
Còn quy trình xử lý cụ thể như sau: Đào sâu nền nhà 50-75cm (tùy khả năng đầu tư). San bằng nền đất, đổ cát vàng dày 35-45cm, san bằng, sau đó đổ xỉ than 25-30 cm san bằng đều.
Dùng dầm diện dầm đều nền. Bổ sung thêm cát vàng vào lớp xỉ than này và tưới đều nước vào nền cho thật sũng. Ta sẽ tạo được lớp nền phân 2 lớp cát vàng ở dưới, xỉ than ở trên chắc chắn.
Trước khi lát gạch nền trộn đều xi măng cát vàng khô (tỷ lệ như vữa xây) và trải đều 1 lớp cát vàng xi măng (dày khoảng 2 cm) lên nền xỉ than. Sau đó tráng một lớp vữa xi măng cát ướt (tỷ lệ xi măng: cát đen đã rửa sạch là 2:1.) Và chỉ việc dán gạch lát nền trên cùng.
Quy chuẩn xây nền chống nồm của bộ Xây dựng
Bộ Xây dựng cũng đã ban hành quy chuẩn xây nền nhà chống nồm (TCXD 230-1998- Nền nhà chống nồm). Ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2003. Rất tiếc không hiểu sao rất ít người biết và vận dụng theo quy chuẩn này. Đây là quy chuẩn được được nghiên cứu và trình bày khá chi tiết từ cơ sở khoa học đến các nguyên tắc vận dụng trong thiết kế và thi công nhà chống nồm.
Tuy nhiên, có lẽ quy chuẩn này được trình bày tương đối dài. Với 85 trang, bao gồm phụ lục bản vẽ kèm theo. Lại không được công bố trên các phương tiên thông tin đại chúng nên ít người biết để vận dụng.
So với quy chuẩn chống nồm trên thì kinh nghiệm mô tả về người Pháp xây nhà chống nồm chỉ là một giải pháp đơn giản. Dễ áp dụng cho mọi gia đình xây dựng nhà ở nhưng không có khả năng đầu tư cao.
Chống ẩm nồm bằng vật liệu truyền nhiệt tốt
Ngoài ra, để chống lại ẩm ướt. Có thể áp dụng giải pháp khá đơn giản mà ai cũng có thể làm được: Đó là thiết kế nền nhà bằng vật liệu truyền nhiệt tốt chứ không phải vật liệu cách nhiệt tốt. Vì hiện tượng ẩm ướt nền nhà là do chênh lệch nhiệt độ giữa nền dưới và bề mặt trên nền. Làm hơi ẩm trong không khí ngưng tụ lại trên bề mặt nền nhà. Nôm na như khi ta để một cốc kem hoặc cốc nước lạnh ở trên bàn. Sau vài phút sẽ thấy mặt ngoài cốc ngưng tụ thành nước. Chứ không phải do nước từ trong cốc ngấm ra hoặc từ sàn nhà ngấm lên như nhiều người lầm tưởng.
Phương pháp sử dụng dung dịch đặc biệt
Ngày nay, khi sửa chữa, tôn tạo các công trình cũ để ngăn ngừa khí ẩm từ đất lên theo các mao quản ở trong tường. Người ta đặt các tấm chắn bằng kim loại cứng hoặc khoan các lỗ. Các lỗ này có đường kính 30mm được khoan chếch 30 độ cách nhau 15cm. Dọc theo bề mặt của tường trên một cốt nhất định và có độ sâu bằng chiều dày của tường trừ đi 8cm. Sau đó, các lỗ được lấp dưới một áp lực bằng loại dung dịch đặc biệt cho đến khi các mao dẫn bão hòa.
Thường thường thì quá trình này cần được thực hiện ít nhất là 3 lần. Sau khi các lỗ đã lấp đầy dung dịch cần được lau sạch. Dung dịch sẽ biến vữa xây trong tường thành hợp chất silic không hoà tan và lắng đọng trong các mao quản làm cho chúng hẹp lại hoặc bị lấp đầy hoàn toàn. Như vậy là lớp chắn mao dẫn sẽ trở thành lớp chống thấm và khí ẩm không còn khả năng thẩm thấu lên trên.
Những biện pháp chống nồm khác
Sử dụng sàn nhà cách nhiệt
– Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp cát khô dày 200 – 300 mm. Có thêm lớp bi tum cao su, xi măng – cát vàng cách nước ngưng tụ. Do đó kết cấu sàn có khả năng chống nồm hiệu quả hơn.
– Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp xỉ lò cao dạng hạt dày 100 – 200 mm.
– Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp polystirol cường độ cao. Có γ = 35 – 50 kg/m3, dày 20 mm, có 2 lớp cách nước bằng bi tum cao su.
– Sàn nhà được cách nhiệt bằng vật liệu cách nhiệt hỗn hợp: một lớp gạch xốp cách nhiệt γ = 400 – 700kg/m3. λ = 0,08 : 0, 13 kcal/m.h. 0C. Dày 20 mm và mọt lớp Polystirol cường độ cao γ = 35 – 50 kg/m3. Dày 15 mm, giữa các lớp là keo dán. Có một lớp cách nước bằng bitum cao su.
– Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp gạch rỗng 4 lỗ chữ nhật có γ = 715kg/m3. Độ rỗng > 48%. Kích thước 300 x 200 x 105 mm. Cách nước mao dẫn từ lòng đất công trình lên bằng lớp xi măng – cát vàng. Mác > 75, dày 400 mm và lớp bi tum cao su.
Sử dụng sàn nhà với các vật liệu chuyên biệt
– Mặt sàn bê tông lưới thép mặt Granito 400 x 400 x 20 mm có thêm chân cao 20 mm. Tạo thành lớp không khí kín (20 mm) làm lớp cách nhiệt cho mặt sàn.
– Mặt sàn bằng gỗ lim (hoặc gỗ dán, paket…) được đặt trên dầm gỗ cao 20 mm. Tạo thành kênh không khí kín (20 mm) làm lớp cách nhiệt cho mặt sàn
– Mặt sàn bằng bê tông lưới thép mặt granito 400 x 400 x 20 mm. Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp xỉ lò cao dạng hạt có γ = 700 – 900 kg/m3; λ = 0,15 – 0,19 kcal/m.h.0C, dày 100 mm.
Trên lớp đất nện, dưới lớp bêtông gạch đá có thể thêm lớp cát khô đẫm kỹ dày > 100 mm. Hoặc đá cuội làm lớp đệm của nền để thoát hết nước. Khi thi công chỗ tiếp giáp giữa mặt sàn và tường cần vén thêm lớp xi măng – cát vàng mác cao. Hoặc một phần viên gạch lát sàn (cao 100 mm). Hoặc lớp sơn bi tum cao su để cách nước mao dẫn từ lòng đất công trình lên ngấm vào kết cấu sàn, tường.
Thời tiết ẩm ướt của miền Bắc khiến nhà cửa của bạn luôn trong tình trạng ẩm ướt khó chịu dẫn đến ẩm mốc. Các đồ nội thất đặc biệt là đồ làm từ gỗ, màn rèm, tranh ảnh, … mau chóng hư hỏng. Không khí và việc sinh hoạt của gia đình trở nên bức bí, khó chịu. Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn một số mẹo nhỏ vô cùng hữu ích sẽ giúp bạn chống nồm ẩm một cách đơn giản và hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công khi xây nhà của mình.