Trong thuyết phong thủy nhà ở, cổng chính chính là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất trong phong thủy của một ngôi nhà. Bởi lẽ, cổng chính là nơi lưa thông nội khí, ngoại khí, cũng là nơi đón nhận và giao thoa các khí vận. Nếu phong thủy cổng không tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tài lộc cũng như sức khỏe của gia chủ, thậm chí còn dễ gây tai bay vạ gió, gặp phải như điều không may mắn trong cuộc sống. Vì vậy xây dựng cổng theo phong thủy là một vấn đề được rất nhiều các gia chủ quan tâm. Theo dõi bài viết dưới đây để biết cách xây dựng cổng theo phong thủy lý tưởng và mệnh số của gia chủ nhé!
Mục lục
Xây dựng cổng nhà theo hướng
Dựa vào ngũ hành
Theo ngũ hành, mức độ tài lộc, phong thủy của mỗi nhà đều phụ thuộc vào mệnh của của chủ. Bởi vậy, căn cứ theo ngũ hành, các bạn có thể chọn hướng cổng như sau:
- Gia chủ mệnh Kim nên đặt hướng cổng chính về hướng Bắc hoặc Tây Nam. Tránh đặt về hướng Nam vì hướng này thuộc hành Hỏa, mà Hỏa khắc Kim nên sẽ không phù hợp với gia chủ, có thể mang lại điềm xui sau này.
- Gia chủ mệnh Mộc nên chọn hướng Bắc. Tránh chọn hướng Tây và Tây Bắc.
- Gia chủ mệnh Thủy hợp với hướng Tây hoặc Tây Bắc. Bởi lẽ, những hướng này thuộc hành Kim, cực kỳ hợp với Thủy trong ngũ hành. Gia chủ không nên chọn hướng Đông Bắc, Tây Nam để tránh gây xung khắc.
- Gia chủ mệnh Hỏa phù hợp với cổng nhà hướng Đông hoặc Đông Nam. Bởi lẽ, đây là 2 hướng Mộc, tương sinh với Hỏa. Tránh làm cổng theo hướng Bắc.
- Gia chủ mệnh Thổ nên mở cổng hướng Nam: vì hướng này tương sinh với Thổ. Kiêng đặt hướng cổng về phía Đông hoặc Đông Nam.
Dựa vào phong thủy bát trạch
Bát trạch, hay còn được nhiều người gọi là Bát quái, thể hiện 8 phương vị của ngôi nhà. Theo phong thủy bát trạch, thì nên mở cổng để đón dòng nước. Bởi nước tượng trưng cho tài lộc đến (“tiền vào như nước” mà). Do đó, khi mở cổng, nếu có thể, hãy quan sát xung quanh xem có dòng nước nào không. Sông, rạch, mương, kênh,… gì đều được. Nếu thuận hướng thì bạn nên dựng cổng về hướng đó.
* Có thể bạn chưa biết: Người xưa cho rằng:
- Hướng Đông là linh vật Thanh Long
- Hướng Tây là linh vật Bạch Hổ
- Hướng Nam là linh vật Chu Tước
- Hướng Bắc là linh vật Huyền Vũ.
Việc xác định hướng cổng theo quy luật: trước Chu Tước, sau Huyền Vũ, phải Bạch Hổ, trái Thanh Long sẽ giúp phong thủy của ngôi nhà tăng lên, tiền tài và may mắn của gia chủ từ đó cũng cải thiện. Bởi vậy, các bạn có thể chọn 1 trong 4 hướng đó để làm cổng cho ngôi nhà của mình.
Chọn cổng như thế nào?
Theo phong thủy, màu sắc, hình dáng của cổng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phong thủy ngôi nhà. Tùy những mệnh khác nhau và các bạn có thể chọn những loại cổng khác nhau sao cho phong thủy nhất. Các bạn có thể tham khảo những gợi ý của mình sau đây:
- Mệnh Kim: Nên chọn những chiếc cổng cong tròn bằng kim loại kết hợp với tường rào xây bằng gạch đá. Màu sắc phù hợp là ghi trắng và màu bạc.
- Mệnh Mộc: Có thể chọn cổng bằng gỗ hoặc bằng sắt, nên dùng những họa tiết hoa lá kết hợp nhiều thanh song song. Xanh lá là màu được khuyên dùng nhiều nhất.
- Mệnh Thủy: Cổng nhà có thể làm bằng gỗ hoặc kim loại, hoa văn trên cửa cần được chạm trổ, thiết kế mềm mại, sinh động. Màu sắc thích hợp nhất là đen hoặc xanh nước biển.
- Mệnh Hỏa: Cổng nên có thể có nhiều nét hoa văn và có mái ngói bên trên. Màu sắc ưa dùng là nâu, đỏ.
- Mệnh Thổ: Thích hợp với những chiếc cổng có hình vuông, hoa văn không cần cầu kỳ lắm cũng được. Màu thích hợp nhất là màu vàng hoặc nâu.
Dĩ nhiên, trên đây chỉ là những gợi ý của mình, các bạn có thể tự do sáng tạo cổng tùy theo ý thích của mình. Miễn là đảm bảo phong thủy nhé!
Lựa chọn kích thước cổng phù hợp
Không chỉ có tính thẩm mỹ, kích thước cổng còn có ảnh hưởng không nhỏ đến phong thủy, mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Để có kích thước cổng vừa phong thủy, vừa thẩm mỹ, người ta thường dựa theo kích thước lỗ ban để thiết kế cổng.
Hiện nay, khuôn cổng phổ biến thường có độ dày là 4,5cm hoặc 6cm.
Đối với cổng 1 cánh cửa
Đây là loại cổng phổ biến và hay gặp nhất hiện nay. Thông thường, kích thước cổng này là: 81cm x 212cm. Trong đó, chiều rộng là 81cm, chiều cao là 212cm.
Với khuôn cổng dày 4,5cm:
– Chiều rộng: 81cm + 4,5 bên trái + 4,5 bên phải.
– Chiều cao: 212cm + 4,5cm ở trên.
Với khuôn cổng dày 6cm:
– Chiều rộng: 81cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải.
– Chiều cao: 212cm + 6cm ở trên.
Đối với cổng 2 cánh cửa
Dạng cổng này cũng được sử dụng phor biến không kém cổng 1 cửa. Kích thước cổng thông dụng hiện nay là:
Với khuôn cổng dày 4,5cm:
– Chiều rộng:
- 109cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải.
- 126cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải.
- 153cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải.
- 176cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải.
– Chiều cao: 212cm + 4,5cm ở trên.
Với khuôn cổng ngõ dày 6cm:
– Chiều rộng:
- 109cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải.
- 126cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải.
- 153cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải.
- 176cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải.
– Chiều cao: 212cm + 6cm ở trên.
Đối với cổng 4 cánh cửa
Loại cửa này thường được kết hợp với những ngôi nhà có mặt tiền rộng. Thông thường, 2 cánh cửa sẽ được liên kết với nhau tạo thành một cánh có thể mở xoay.
Với khuôn cổng dày 4,5cm:
– Chiều rộng:
- 236cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải.
255cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải.
282cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải.
341cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải.
360cm + 4,5cm bên trái + 4,5cm bên phải.
– Chiều cao: 212cm + 4,5cm ở trên.
Với khuôn cổng dày 6cm
– Chiều rộng:
- 236cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải.
- 255cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải.
- 262cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải.
- 282cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải.
- 341cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải.
- 360cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải.
– Chiều cao: 212cm + 6cm ở trên.
Một số lưu ý khi xây cổng nhà theo phong thủy
Tránh xây “cổng kín cao tường” để lưu thông các luồng vượng khí.
- Tránh xây cổng có lối đi vào hẹp, vì như vậy sẽ làm tài khí vào nhà ít hơn.
- Không để gạch đá, rác thải,… trước cổng nhà để tránh mất thẩm mỹ, đồng thời giúp luồng khí vào nhà sạch hơn.
Không nên bố trí cổng đối diện với nhà bếp, phòng ngủ hay nhà vệ sinh. - Nên chọn một số cây phong thủy như: tre cảnh, cau cảnh,… trồng trước cổng để thu hút tài lộc, may mắn. Tuyệt đối không trồng các loại cây mang điềm xui như: liễu, đa, mít,…
- Cánh cửa cổng nên được được thiết kế mở ra ngoài. Theo phong thủy, làm vậy sẽ giúp hút vượng khí vào trong, không thất thu tiền tài và mang lại điều lành cho gia chủ.
- Không nên thiết kế cổng dạng chữ L ngược. Vì cổng L ngược hay còn gọi là cổng số 7. Mà trong tiếng Hán, “7” là “thất”, mà “thất” tức là “mất”. Bởi vậy, người ta cho rằng đây là thiết kế không may mắn (bởi vậy mà mình không giới thiệu dạng cổng này ở bên trên).
Những hướng cổng đại kị
Khi bạn thiết kế cổng nhà cần phải tuân thủ những lưu ý về cách bố trí cổng nhà, vị trí đặt cổng nhà sẽ giúp bạn bố trí cổng đúng phong thủy. Nếu bạn đặt hướng cổng nhà hợp phong thủy cổng nhà mang lại điều tốt lành cho cho tổ ấm, sức khỏe cũng như con đường công danh tài lộc của bạn. Có những điều kiêng kỵ khi làm cổng nhà để tránh phạm tam tai sau đây bạn cần lưu ý:
- Cửa cổng nhà nên mở ra hay mở vào: Gia chủ nên để cửa chính nhà mở ra thay vì mở vào bên trong vì hướng cửa mở ra sẽ mang đến điều may mắn, tài lộc cho gia đình.
- Kiêng cổng và cửa chính thẳng hàng, cổng nhà đối diện cửa chính: Nếu nhà bạn trên phố không thể thay đổi được điều này thì có thể áp dụng một cách khắc phục cổng thẳng cửa chính đó là đặt các cây xanh có độ cao khác nhau trước cửa nhà, cửa nhà khép một cánh.
- Cổng không được đối diện nhà vệ sinh: Sinh khí tốt đi vào nhà sẽ đi thẳng vào nhà vệ sinh nếu đặt cửa đối diện nhau, khiến nhà không thể hưởng được vận khí tốt, nên tránh điều này.
Trên đây là những thông tin về phong thủy cổng nhà mà bạn nên biết. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ của mình, các bạn đã có cái nhìn chân thực nhất để có thể thiết kế nên những chiếc cổng đẹp nhất cho ngôi nhà của mình!