Giải pháp kiến trúc không gian mở ngày càng được nhiều gia chủ áp dụng trong xây dựng nhà ở có diện tích hẹp. Dựa vào những đặc điểm của không gian và nhu cầu về công năng của người sử dụng, gia chủ sẽ có những biện pháp biến tấu không gian mở khác nhau. Đơn giản chỉ cần thay đổi nội thất lớn hơn, loại bỏ các vách ngăn không cần thiết là không gian đã rộng rãi hơn nhiều. Trên một diện tích nhất định, có rất nhiều cách để làm mới không gian tiện nghi hơn. Quan trọng là chủ nhà có mong muốn thiết kế nhà theo không gian mở và bỏ thời gian để thực hiện hay không thôi.
Mục lục
Kiến trúc mở khi thiết kế không gian nhỏ
Không gian mở là khoảng trống không sử dụng vào mục đích xây dựng trong các công trình bất động sản, liền kề với không gian ở hoặc nằm trong khu ở. Đó là sự kết hợp với một hệ thống nội bộ có thiết kế hợp lý tạo ra được một khu vực có tính công cộng ở mọi cấp độ đô thị, từ cấp vùng cho đến cấp khu.
Những ngôi nhà/căn hộ phong cách mở thường được thiết kế hiện đại, rộng rãi. Phòng bếp nằm cách xa, cửa sổ lớn mang ánh sáng tự nhiên vào trong nhà. Và rất nhiều không gian dành để đặt ghế ngồi. Sống trong một ngôi nhà hay căn hộ nhỏ không đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ phong cách mở. Chỉ với một vài tùy chỉnh thông minh. Bạn vẫn có thể thiết kế không gian nhỏ theo bố cục mở hoàn toàn. Hiện nay, thiết kế theo xu hướng không gian mở đang là xu hướng được rất nhiều người ưa thích lựa chọn cho tổ ấm nhà mình. Với mẫu thiết kế không gian mở, các yếu tố thiên nhiên được đưa vào nhà ở một cách tự nhiên nhất.
Những lưu ý khi bố trí không gian mở
Nội thất tối giản nhất có thể
Nội thất là yếu tố tối quan trọng với bất cứ một ngôi nhà hay căn hộ nào. Trong một không gian nhỏ, bạn sẽ bị giới hạn về diện tích phòng. Nên rất khó để sắp xếp thật nhiều chỗ ngồi. Trong khi đó, bạn vẫn muốn đảm bảo rằng không gian “mở” hết sức có thể.
Khi đó, giải pháp thiết kế hợp lý nhất là lựa chọn nội thất kích cỡ lớn. Thoạt nghe có vẻ phản trực quan, tuy nhiên trên thực tế, nội thất đơn kích cỡ lớn đặt dọc theo bức tường sẽ giúp không gian “mở” hơn. Việc lựa chọn quá nhiều đồ dùng lặt vặt, chẳng hạn như vài ba chiếc ghế tựa. Chỉ khiến không gian trở nên lộn xộn hơn mà thôi. Tùy theo bố cục phòng mà bạn có thể sử dụng sofa dài, sofa góc hay sofa đơn.
Tạo điểm nhấn trong kiến trúc
Khi thiết kế nội thất cho không gian nhỏ, chúng ta vẫn cần tạo điểm nhấn. Để làm tăng sự hấp dẫn trực quan cho căn phòng. Một vật dụng làm điểm nhấn góp phần hoàn thiện phong cách cho không gian của bạn mà không gây xáo trộn những khu vực có diện tích hạn chế.
Một vài điểm nhấn mà bạn có thể sử dụng như:
– Bức tường điểm nhấn (accent wall).
– Lò sưởi, kệ tivi.
– Những món nội thất kích cỡ lớn, ấn tượng, chẳng hạn như một chiếc sofa với màu sắc bắt mắt.
– Tủ trưng bày đồ trang trí.
– Mảng tường nghệ thuật.
Thiết kế theo xu hướng không gian mở đang là xu hướng được rất nhiều người ưa thích lựa chọn cho tổ ấm nhà mình. Với mẫu thiết kế không gian mở, các yếu tố thiên nhiên được đưa vào nhà ở một cách tự nhiên nhất. Vừa tạo được điểm nhấn nổi bật độc đáo trong thiết kế của gia chủ.
Thiết kế gác lửng mở
Để ngôi nhà trở nên rộng rãi hơn, hãy nghĩ đến ý tưởng làm gác lửng mở. Không có rèm che hay tường ngăn. Bằng cách đó, ngay cả khi diện tích bên dưới bị hạn chế. Bạn vẫn có thêm một tầng thứ hai hoàn toàn “mở” một cách trực quan.
Gác lửng phong cách mở dẫn đến ảo tưởng rằng không gian như rộng rãi hơn so với diện tích thực tế. Đồng thời nó cũng làm tăng thêm tính “mở” cho không gian. Đây thực sự là một thành phần kiến trúc hữu ích.
Sử dụng gam màu sáng và trung tính
Bạn chắc chắn cũng cần để mắt tới bảng màu được sử dụng trong căn phòng. Các nhà thiết kế thường có xu hướng sử dụng những gam màu sáng, trung tính với phong cách nội thất mở. Và trong những không gian nhỏ cũng không ngoại lệ. Trên thực tế, điều tối quan trọng là đảm bảo gam màu sáng, trung tính chiếm ưu thế trong những không gian nhỏ. Và những màu sắc nhẹ nhàng sẽ mang đến cảm giác rộng mở, tự do hơn.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo rằng các khu vực đón nhận được ánh sáng đầy đủ. Bởi những không gian tối tăm thường đem đến cảm giác bí bách, tù túng. Để làm được như vậy, bạn có thể cân nhắc tạo ra các chi tiết kiến trúc như những ô cửa sổ lớn hay cửa trời. Nhằm đưa ánh sáng tự nhiên vào sâu trong không gian. Nếu đặc điểm kiến trúc nhà không cho phép bạn thực hiện điều đó thì có thể áp dụng một vài tùy chỉnh khác. Chẳng hạn như lắp đặt đèn thả trần, đèn chùm, đèn LED.