Kinh tế Thông tin thị trường

Thị trường nhập khẩu thịt lợn đang diễn ra sôi nổi

Thị trường nhập khẩu thịt lợn đang diễn ra sôi nổi
4 phút, 44 giây để đọc.

Trong 6 tháng đầu năm gần đây, thì thị trường kim ngạch nhập khẩu thịt lợn ngoại nhập tại Việt Nam tăng đỉnh điểm. Bên cạnh đó, nước Nga chính là thị trường cung cấp thịt lợn lớn nhất cho Việt Nam. Chăn nuôi luôn là một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế sản xuất chính của nông nghiệp nước ta. Nhưng ngành chăn nuôi lợn hiện nay gặp khó khăn thách thức gì? Mà lại phát triển không bền vững phải nhập khẩu từ thị trường nước ngoài về. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào thì hãy cùng chúng tôi khám phá tìm hiểu về thị trường chung của thịt lợn hiện nay.

Diễn biến thị trường thịt lợn Việt Nam

Thị trường nhập khẩu thịt heo tại Việt Nam đang cực kỳ sôi động. Việt Nam nhập khẩu 70 nghìn tấn thịt lợn đông lạnh và phụ phẩm của động vật trị giá 727 triệu USD, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT). Các thị trường nhập khẩu thịt chính của Việt Nam là Nga, Mỹ, Ấn Độ, Hà Lan và Ba Lan. Trong đó, Nga là thị trường lớn nhất, sau 5 tháng đầu năm nhập khẩu thịt. Và các sản phẩm từ thịt từ thị trường này đạt 45,7 nghìn tấn với trị giá 97,4 triệu USD, tăng 437,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Diễn biến thị trường thịt lợn Việt Nam

Tuy nhiên gần đây Ba Lan, Hungary là những nước đang trong diện cảnh báo của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) về tình hình lan tràn dịch bệnh tả lợn châu Phi. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quyết định tạm dừng nhập khẩu thịt lợn từ Ba Lan và Hungary cho đến khi 2 quốc gia này công bố an toàn theo quy định của OIE. Sau quyết định này, thịt heo ngoại nhập từ Mỹ, Canada và các nước châu Âu. Với quy trình kiểm định chất lượng gắt gao và cách xa nguồn bệnh tả lợn sẽ được khuyến khích đẩy mạnh nhập khẩu tại thị trường Việt Nam.

Khảo sát tình hình chung thị trường châu Á

Vừa qua Hiệp hội chăn nuôi heo Mỹ đã có chuyến khảo sát thị trường châu Á. Trong đó có Việt Nam với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu thịt heo vào các nước châu Á. Bao gồm Việt Nam, Singapore, Hồng Kông, Macao. Ở chiều ngược lại, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 196 triệu USD (tăng 9,2%). Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa ước đạt 60 triệu USD (tăng 35%) thịt. Và các sản phẩm từ thịt đạt 54,6 triệu USD (tăng 30,8%).

Chia sẻ của Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ năm 2019, do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi, lượng thịt lợn nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam tăng mạnh. Đơn cử, năm 2020, Việt Nam nhập khẩu hơn 141 nghìn tấn thịt lợn tươi, ướp hoặc đông lạnh, trị giá 334,4 triệu USD (tăng 502,9% về trị giá so với năm 2019). Từ đầu năm đến nay, Việt Nam tiếp tục duy trì lượng thịt lợn nhập ngoại lớn. Giá thịt lợn đông lạnh dao động từ 60.000 đến 130.000 đồng/kg, bán theo thùng. Mức giá này thấp hơn tới 50% so với giá thịt tươi tại chợ truyền thống.

Chia sẻ của Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi

Tuy nhiên, theo ông Trọng thực tế lượng thịt lợn nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 4%; tổng lượng thịt cả nước nên không đáng lo ngại. Trong bối cảnh sức tiêu thụ thịt lợn đang giảm mạnh. Dự kiến lượng thịt nhập về năm nay sẽ không bằng năm ngoái. Ông Trọng cho rằng, lượng thịt lợn ngoại nhập khẩu tăng với giá khá rẻ. Dao động ở mức 50 nghìn đồng/kg, góp phần đưa giá lợn hơi giảm mạnh. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay, người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao. Giá thịt lợn ở các chợ bình quân vẫn ở mức 120.000 – 130.000 đồng/kg.

Ảnh hưởng của dịch bệnh tác động đến chăn nuôi ở Việt Nam

Nguyên nhân là có quá nhiều khâu trung gian trong quá trình phân phối thịt lợn ra thị trường. Dẫn đến lợi ích giữa 3 khâu sản xuất, cung ứng và tiêu dùng thiếu hài hòa. Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT liên tục khuyến khích các đơn vị chăn nuôi chuyển đổi mô hình theo hướng liên kết chặt chẽ, hiện đại. Giảm bớt tầng nấc trung gian trong quá trình phân phối…

Ông Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện chăn nuôi cho rằng. Đặc tính của người Đông Á là thích ăn thịt nóng nên hầu hết các sản phẩm thịt lợn đông lạnh nhập khẩu đều chỉ dùng để chế biến các sản phẩm…Tuy nhiên, hiện Việt Nam đã tham gia một số hiệp định thương mại tự do. Cho nên cơ quan quản lý nhà nước cần điều hành linh hoạt. Cũng ông Thiếu cho biết, nếu không xảy ra dịch COVID-19; Việt Nam có thể sẽ thiếu nguồn cung thịt lợn lớn, còn lúc này nhu cầu đã giảm nhiệt. Các bộ, ngành cần hạn chế nhập khẩu để kích thích người chăn nuôi trong nước.

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *