Kinh tế Thông tin thị trường

Đường nhập lậu từ biên giới tràn lan vào thị trường Việt Nam

Đường nhập lậu
5 phút, 0 giây để đọc.

Sức khỏe là điều mà mỗi con người chúng ta hiện nay quan tâm đến rất nhiều. Bởi có sức khỏe chúng ta mới có thể học tập, làm việc, thực hiện ước mơ của mình. Đường là loại gia vị chúng ta sử dụng hằng ngày, thế nhưng vì những lợi nhuận trước mắt mà có những đối tượng không quan tâm đến sức khỏe của người dân. Mà đã vận chuyển số lượng đường nhập lậu rất lớn vào nước ta. Đây là loại đường được chế biến từ các loại tạp chất pha trộn, xuất xứ không rõ ràng. Nếu sử dụng lâu dài thì ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trước khi sử dụng các loại thực phẩm.

Đủ chiêu trò nhập lậu đường vào Việt Nam

Tình trạng gian lận thương mại cộng với đường nhập lậu tràn vào đã gây tổn thất nghiêm trọng cho nông dân, doanh nghiệp và ngành mía đường Việt Nam. Thậm chí tình trạng buôn lậu đường với quy mô lớn đã khiến cho không ít nhà máy đường phải đóng cửa. Nhiều cánh đồng mía phải bỏ hoang do thua lỗ. Ước tính hằng năm, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam (VN) từ 500.000 tấn lên đến gần 1 triệu tấn. Với giá rẻ hơn giá đường trong nước 1.000-2.000 đồng/kg, các đối tượng dùng mọi thủ đoạn, chiêu trò. Để qua mặt cơ quan chức năng tuồn đường lậu vào nước ta kiếm lời.

Đủ chiêu trò nhập lậu đường vào Việt Nam

Là “thủ phạm” gây hại cho sức khỏe người dùng nếu sử dụng lâu dài. Nhiều loại đường lậu không rõ xuất xứ, pha trộn và dính tạp chất đang dùng nhiều thủ đoạn. Cách thức tinh vi để du nhập vào thị trường Việt Nam. Đáng chú ý, nếu như trước đây đường nhập lậu phần lớn được vận chuyển bằng đường thủy. Thì nay được vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện. Đáng quan ngại là mỗi giai đoạn, đối tượng buôn lậu đường luôn tìm các phương thức. Và thủ đoạn tinh vi khác nhau để qua mặt các lực lượng chức năng.

Chiêu biến đường lậu thành đường nội địa

Nhiều năm qua, đường lậu tràn vào biên giới Việt Nam tại các điểm nóng như An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp… Các tổ chức buôn lậu không chỉ có nhiều thủ đoạn khó lường từ khâu vận chuyển. Mà còn móc nối với các đầu mối tiêu thụ đường trong nước với nhiều cách thức tinh vi qua mặt cơ quan chức năng. Cách phổ biến để biến đường lậu thành đường nội là thay đổi bao bì nhanh chóng ngay từ khi hàng qua biên giới. Hàng chục tấn đường sẽ được nhân công đợi sẵn. Thay bằng bao bì đường nội địa rồi chuyển xuống ghe, thuyền, sà lan lớn hay chất lên xe tải.

Tìm cách hợp thức hóa đường lậu thành đường nhập khẩu cũng là một trong những phương thức “gây đau đầu” cho lực lượng chức năng. Ở khu vực biên giới Tây Nam; lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ buôn lậu hàng trăm tấn đường. Mới đây, ngày15/5/2021, Công an TP.HCM phối hợp Cục Quản lý Thị trường thành phố phát hiện gần 150 tấn đường nhập lậu; không rõ nguồn gốc nằm trong các bãi xe trên địa bàn.

Chiêu biến đường lậu thành đường nội địa

Cứ thế, đường được tung ra thị trường thông qua các chợ đầu mối, chợ truyền thống. Các chủ doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ, các tiệm tạp hóa… Thậm chí, đường lậu còn được rao bán online thông qua website, mạng xã hội, sàn TMĐT. Chỉ cần nhấc máy gọi điện theo số điện thoại được công khai. Không khó để có thể mua sỉ và lẻ lượng đường từ vài chục đến cả trăm kilogram “giá nào cũng có”.

Ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng khá nghiêm trọng

Đường lậu tràn lan, người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp. Công ty bánh kẹo, thực phẩm, các quán ăn, bếp ăn công nghiệp… là những nơi phải sử dụng lượng đường lớn mỗi ngày. Nếu các doanh nghiệp này thường xuyên sử dụng đường không rõ xuất xứ, đường pha trộn, đường dính tạp chất… Về lâu về dài sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Theo phân tích của nhiều chuyên gia sức khỏe, đường lậu trong quá trình vận chuyển. Sang chiết sẽ không tránh khỏi việc nhiễm những tạp chất có hại. Chưa kể, nếu không tiêu hủy đường hết hạn sử dụng mà đem trộn lẫn để tiếp tục sử dụng sẽ có thể gây bệnh.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, người tiêu dùng chỉ nên mua những sản phẩm quen thuộc, đã có thương hiệu lâu năm. Chị Hoàng Quyên (38 tuổi, sống tại TP.HCM) vẫn là khách hàng “trung thành” nhiều năm nay của đường Biên Hòa, một thương hiệu đường nội địa có tiếng. Theo chị Quyên, đường trong nước có chất lượng tốt; nguồn gốc rõ ràng, lại phong phú về chủng loại, an tâm để sử dụng. Thêm nữa, việc người Việt sử dụng hàng Việt cũng sẽ kích cầu cho doanh nghiệp, góp phần ngăn chặn đường lậu.

Ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng khá nghiêm trọng

Còn chị Phương Mai (40 tuổi, quận Gò Vấp) trước đây cũng thường mua đường theo thói quen. Tiện người bán đưa cho loại nào thì lấy loại đó. Tuy nhiên, kể từ khi ý thức rõ những nguy cơ sức khỏe. Do sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn. Chị đặc biệt chú ý đến xuất xứ của sản phẩm. Nhiều năm qua, gia đình chị Mai đã chuyển hẳn sang dùng các sản phẩm “hàng Việt Nam chất lượng cao” mà giá cả lại hợp lý.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *