BĐS Thế giới Thị trường BDS

Mặc dù dịch bệnh nhưng nhu cầu nhà ở trên thế giới vẫn tăng cao

Mặc dù dịch bệnh nhưng nhu cầu nhà ở trên thế giới vẫn tăng cao
9 phút, 40 giây để đọc.

Đại dịch Covid 19 xảy ra nhiều nơi trên thế giới khiến nhiều khu vực bị phong tỏa. Việc bị phong tỏa này thì dù các hộ gia đình giàu hay nghèo đều không thể làm gì khác. Khoảng cách giàu nghèo sẽ không còn thể hiện rõ. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia đánh giá thì việc phong tỏa lại thổi bùng cơn sốt bất động sản. Mặc dù dịch bệnh nhưng nhu cầu nhà ở trên thế giới vẫn tăng cao. Nhiều khu vực như Hong Kong thời gian tới sẽ chạm tới mức giá kỷ lục.

Nhiều khu vực trở thành mảnh đất đầu tư và dự đoán sẽ phát triển hậu Covid. Việc tăng giá nhà nhanh trong thời buổi khó khăn như vậy cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà chính sách. Cùng tìm hiểu về cơn sốt bất động sản xảy ra trên thế giới thời gian qua ở bên dưới bài viết nhé.

Đòn bẩy tuyệt vời thu hẹp giàu nghèo

Việc phong tỏa do Covid-19 từng được cho là một đòn bẩy tuyệt vời. Nó sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Nhưng thay vào đó, nó thổi bùng cơn sốt bất động sản. Và mang đến thắng lợi cho người giàu trên toàn thế giới. Ở Akron, Ohio, giá nhà đã tăng 10,1% trong năm qua. Ở Albany, New York, mức tăng là 11,7%. Albuquerque, New Mexico, cũng có mức tăng tương tự là 11,6%. Và đó mới chỉ là những thành phố có tên gọi bắt đầu bằng chữ A tại Mỹ.

Đòn bẩy tuyệt vời thu hẹp giàu nghèo

Ali Wolf, nhà kinh tế trưởng tại Zonda, một công ty nghiên cứu thị trường nhà ở bang California, cho biết: “Bạn ném phi tiêu vào bất kỳ điểm nào trên bản đồ thì thị trường nhà ở tại đó đều đang rất nóng”. Khi đại dịch lần đầu tiên xảy ra vào năm 2020, giả định ban đầu của nhiều chính trị gia là sự bất bình đẳng về kinh tế sẽ được san sẻ. Chính phủ các nước phát triển vào cuộc để bảo vệ thu nhập và việc làm ổn định cho những người lao động thời vụ, người thu nhập thấp và những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, vì người giàu không chi tiêu cho du lịch, giải trí, mua sắm và ẩm thực do phong tỏa, họ có cơ hội tích lũy nhiều hơn.

Sự khác biệt của những hộ gia đình giàu

Tổng tài sản của các hộ gia đình trên toàn cầu đã tăng khoảng 28,7 tỷ USD vào năm 2020, theo một báo cáo vừa công bố của Credit Suisse. Con số này nhấn mạnh sự khác biệt bất thường giữa khối lượng tài sản của người giàu so với quảng đại quần chúng.

Các hộ gia đình giàu có hơn đã chuyển tiền tiết kiệm được vào cổ phiếu và tiền điện tử, hay những chiếc túi xách Louis Vuitton. Nhưng trên hết, họ đã đổ tiền vào việc mua những ngôi nhà lớn hơn và tốt hơn. James Pomeroy, một nhà kinh tế tại HSBC, nhận định: “Giá nhà tăng mạnh cho thấy một thách thức to lớn cả về ổn định tài chính và kinh tế – xã hội”.

Nhu cầu thấp nhưng tốc độ tăng giá vẫn nhanh

Mức giá nhà ở Mỹ

Mức giá nhà ở Mỹ

Giá nhà tăng là hiện tượng toàn cầu. Một số mức tăng mạnh nhất diễn ra ở Mỹ. Là nơi mà giá trung bình cho tất cả các loại hình nhà ở Mỹ trong tháng 5 đã tăng 23,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Daryl Fairweather, nhà kinh tế trưởng tại Redfin, một công ty môi giới bất động sản trực tuyến, hầu hết các ngôi nhà ở Mỹ hiện nay đều bán cao hơn giá khởi điểm. Và với tốc độ tiêu thụ nhanh hơn trước đại dịch.

Tình hình tại Vương quốc Anh

Tại Vương quốc Anh, báo chí đưa tin về cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7 tại khu nghỉ mát Cornish ở Vịnh Carbis đã truyền cảm hứng cho một đợt săn nhà mới ở khu vực phía tây nam tuyệt đẹp này, nơi thị trường đang “ăn nên làm ra”, đại lý mua hàng Henry Pryor cho biết. “Một khách hàng đã rời London để mua nhà ở Cornwall và 40 phút sau phải lái xe quay về vì ngôi nhà đã được bán xong”, anh nói thêm.

Một số quốc gia lớn khác

Nhưng ngay cả ở Nhật Bản và Ý, nơi dân số già đi khiến nhu cầu nhà ở hạn chế. Và tốc độ tăng giá vẫn khá nhanh. Với chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo để giảm chi phí đi vay, lạm phát giá nhà hiện ở mức hai con số tại nhiều nền kinh tế phát triển, từ Thụy Điển đến Hàn Quốc, Canada đến Hà Lan và New Zealand. Nhưng mức tăng giá nhà lớn nhất không phải ở thủ đô, mà ở các vùng ngoại ô, các thành phố nhỏ hơn và các khu vực nông thôn.

Ngân hàng trung ương Na Uy vào tuần trước cho biết Oslo đã chứng kiến ​​lượng cư dân di cư ròng ra khỏi thành phố lần đầu tiên sau 20 năm vào năm 2020, khi những người lao động ở xa chuyển từ các căn hộ ở trung tâm sang những ngôi nhà rộng rãi hơn ở ngoại ô.

Ở các quốc gia mới nổi của châu Á, ông Rajat Nag, Giám đốc điều hành Ngân hàng Phát triển châu Á cũng từng cảnh báo vào hồi tháng 05/2021 rằng cần cảnh giác trước nguy cơ “bong bóng tài sản” và kinh tế phát triển khá nóng. Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ.

Mức giá nhà tại Việt Nam

Tại Việt Nam, giá nhà cũng tăng lên nhanh chóng, nhưng chủ yếu ở khu vực thành thị. Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2021 của Bộ Xây dựng, giá căn hộ chung cư có xu hướng tăng đều theo tháng, nhất là tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh do khan hiếm nguồn cung. Đồng thời, số lượng nhà ở dành cho nhu cầu ở thực (chiếm 70-80% nhu cầu thị trường). Chủ yếu ở phân khúc bình dân và trung cấp (dưới 25 triệu đồng/m2) lại ngày càng khan hiếm. Thậm chí gần như biến mất tại Hà Nội và TP.HCM.

Mức giá nhà tại Việt Nam

Riêng tại TP. HCM, năm 2020, căn hộ bình dân đã tụt dốc mạnh chỉ chiếm 1% tổng số sản phẩm nhà ở (16.895 căn được xác định đủ điều kiện huy động vốn). Còn trong nửa đầu năm 2021, thành phố này ghi nhận tăng 161,5% về số lượng nhà ở; trong đó phân khúc cao cấp tăng 122,57%, trung cấp tăng 294,85%. Nhưng lại không có dự án căn hộ bình dân.

Thời điểm tái cơ cấu ngành kinh tế

Sức mạnh của nhu cầu về nhà ở lúc đầu được hoan nghênh. Và được khuyến khích bởi các chính phủ ở Anh, Hà Lan và một số bang của Úc. Là những nơi đã ban hành các biện pháp giảm thuế. Với mục tiêu nhằm duy trì sự phát triển của nền kinh tế.

Luiz de Mello, người đứng đầu nghiên cứu về nhà ở tại khu vực OECD. Ông cho rằng cần có một thị trường nhà ở năng động vào thời điểm mà quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đang được tiến hành bởi vì “những trở ngại đối với việc di chuyển dân cư đang kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế”.

Mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách

Nhưng thị trường nhà ở tăng giá đặt ra hai mối quan tâm. Đối với các nhà hoạch định chính sách. Thứ nhất, giá cả có thể tạo ra bong bóng. Nó sẽ khiến các nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng khi thị trường điều chỉnh đột ngột. Và từ đó làm tổn thương nền kinh tế của các hộ gia đình.

Thứ hai, việc sở hữu nhà sẽ trở nên khó khăn hơn đối với những người trẻ tuổi. Đặc biệt là những nhóm lao động chủ chốt. Từ đó kéo theo sự bất bình đẳng giữa các thế hệ. Và giữa những người được gia đình trợ giúp tài chính để mua nhà.

việc sở hữu nhà sẽ trở nên khó khăn hơn đối với những người trẻ tuổi

Pomeroy của HSBC nói: “Mỗi năm giá nhà tăng lên, khoảng cách giàu nghèo giữa nhóm có nhà và không có nhà, già và trẻ ngày càng tăng lên”. Ông đồng thời cho biết thêm rằng “bài toán về việc làm sao đủ tiền mua nhà” đã trở nên khó khăn hơn nhiều trong năm qua. Bởi vì những người trẻ tuổi mất việc làm hoặc bị gián đoạn về giáo dục. Chúng sẽ kiếm được ít tiền hơn. Tất nhiên sẽ không đủ khả năng chi trả cho một ngôi nhà trong suốt cuộc đời.

Cả hai vấn đề đang ngày càng được các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Sự tăng giá được củng cố bởi nhu cầu mạnh mẽ. Khi những người phải ở nhà do giãn cách đang khao khát không gian rộng hơn. Nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy đầu cơ thúc đẩy giá cả ở các thị trường vốn đang gặp vấn đề về khả năng chi trả. Nhiều người mua nhà với mục đích trang trí lại, đầu tư và cho thuê.

Cần xem xét và thắt chặt hơn để giảm tốc độ tăng giá nhà không mong muốn

Blackstone, quỹ đầu tư bất động sản lớn nhất thế giới, trong tuần này cho biết sẽ trả 6 tỷ đô la để mua Home Partners of America, một công ty chuyên thu mua và điều hành các bất động sản cho thuê dành cho một hộ gia đình.

Kaplan, Giám đốc chi nhánh tại Dallas của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED), tin rằng đã đến lúc FED nên xem xét lại việc hỗ trợ thị trường nhà ở. Thông qua việc mua 40 tỷ đô la chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp. Nó chiếm một phần lớn trong chương trình mua trái phiếu trị giá 120 tỷ đô la của ngân hàng trung ương này.

Tuần trước, ngân hàng trung ương của Na Uy ám chỉ họ có thể sớm thắt chặt chính sách tiền tệ. Một phần để giảm tốc độ tăng giá nhà không mong muốn. Còn New Zealand đã thêm một điều khoản vào nhiệm vụ của ngân hàng trung ương. Và hướng dẫn họ đưa giá nhà ở vào trong chính sách tiền tệ. Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), cũng đã được hỏi về vấn đề này. Nó vốn đã trở thành tâm điểm chỉ trích về chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của ECB. Là trong một phiên điều trần tại Nghị viện Châu Âu trong tuần này.

Nhu cầu nhà ở tăng cao như vậy vừa là điểm đáng mừng nhưng cũng đáng lo. Có rất nhiều vấn đề kinh tế được đặt ra tại đây. Nếu muốn biết thêm thông tin khác thì bạn có thể tìm đọc bài viết khác của chúng tôi. Tình hình bất động sản quốc tế luôn được cập nhật với tin tức thú vị.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *