Với bất kỳ một vấn đề nào thì việc tăng giá cũng là một dấu hiệu đáng mừng. Nhất là trong thời gian dịch bệnh vẫn còn thì cho thấy đó là sự phục hồi của nền kinh tế. Nhưng thực ra việc đó nên dừng lại ở sự cải thiện nhẹ và từ từ. Tuy nhiên giá bất động sản thế giới thời gian qua đang tăng nhanh một cách chóng mặt. Nó dường như đang là một dấu hiệu xấu. Nhiều chuyên gia lo lắng tăng cao giá đất là dấu hiệu của cuộc khủng hoảng.
Họ đã dựa trên nhiều cơ sở và nhận thấy những dấu hiệu này giống với thời gian khủng hoảng năm 2008. Chính vì thế nhiều quốc gia khá lo ngại trước vấn đề này. Cần có những chính sách để kìm hãm việc tăng giá nếu không muốn một kết quả xấu nhất.
Giá nhà đất trên thế giới đang tăng cao trước cuộc khủng hoảng toàn cầu
Giá nhà ở trên toàn thế giới đang tăng cao nhất. Kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sau khi thị trường tăng mạnh ở các nơi từ New Zealand, Canada cho đến Singapore ngay trong thời kỳ đại dịch.Giá nhà trung bình tăng 7,3% trong 12 tháng tính đến tháng 3. Tốc độ nhanh nhất kể từ quý 4 năm 2006. Theo báo cáo Chỉ số giá nhà toàn cầu của Knight Frank được công bố ngày thứ Năm 3/6. Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu danh sách, ghi nhận mức tăng trưởng 32%. Tiếp theo là New Zealand với mức 22,1%. Mỹ đứng ở vị trí thứ 5 với 13,2%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2005.
Các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ khổng lồ nhằm thúc đẩy các nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng sức khỏe đã gây ra sự bùng nổ tài sản trên toàn thế giới. Điều đó cũng làm dấy lên lo ngại về bong bóng. Hiện tại một số quốc gia đã tiến hành hạ nhiệt thị trường.
Giải pháp cải thiện tình hình tăng giá bất động sản tại một số quốc gia
New Zealand đã loại bỏ các ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư bất động sản. Và chính phủ dự kiến lạm phát giá nhà sẽ chậm lại chỉ còn 0,9% vào tháng 6 năm sau. Trung Quốc đã ban hành một loạt các bước để kiềm chế các nhà phát triển và cho vay ngân hàng đối với lĩnh vực này.
Knight Frank cho biết trong báo cáo: “Với việc các chính phủ thực hiện hành động và các biện pháp kích thích tài khóa sẽ kết thúc vào cuối năm nay ở một số thị trường, tâm lý của người mua có thể sẽ ít sôi nổi hơn. Thêm vào đó, mối đe dọa của các biến thể mới và việc ngừng triển khai vắc xin có khả năng gây áp lực giảm hơn nữa đối với tăng trưởng giá”.
Tại châu Á, Singapore có mức tăng giá bất động sản lớn nhất với 6,1%, tiếp theo là Hàn Quốc với 5,8% và Nhật Bản với 5,7%. Hồng Kông, thị trường bất động sản đắt nhất thế giới, đã tăng trưởng 2,1%. Chỉ số này đánh giá mức giá trung bình trên 56 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình tăng giá bất động sản xảy ra ở nhiều quốc gia. Nhưng chúng ta có thể thấy sự đối lập của nhiều quốc gia trong vấn đề này. Nếu như Trung Quốc áp dụng chính sách và mức giá tối đa để kìm hãm sự tăng giá. Thì Chính phủ Anh lại đẩy giá quá tầm gây nên một làn sóng phẫn nộ. Những tin tức thú vị và cụ thể hơn được chúng tôi phân tích ở những bài viết khác. Bạn có thể tìm đọc thêm nhé.