Xây nhà luôn được xem là một việc trọng đại, đặc biệt là việc xây nhà trên một khu đất mới. Theo ông cha ta ngày xưa, việc bắt đầu khởi công xây nhà cần phải được thông qua các nghi thức tâm linh quan trọng. Như là một lời cầu mong thần linh, tổ tiên, thổ địa vùng đất đó phù hộ cho gia chủ thi công được thuận lợi. Cũng như với mong muốn nhà được xây nên sẽ giúp gia đình sống hoà thuận, may mắn. Qua nhiều thế hệ, các lễ cúng xây dựng nhà cũng dần được thu gọn hơn. Tuy nhiên có những nghi thức lễ quan trọng không thể không có trước khi xây nhà. Cùng tìm hiểu những lễ cúng xây nhà mới mà bạn cần biết để không phải rước hoạ vào thân.
Mục lục
Lễ cúng động thổ
Xuất phát từ quan niệm duy tâm. Rằng trên mảnh đất mà công trình sắp được xây dựng lên là nơi cư ngụ của những vong linh đã khuất. Hoặc nơi đó từng là nơi thờ cúng, các đình, đền, miếu, mạo, chùa chiền …vv
Vì thế lễ cúng là sự trình báo về việc sắp phải xây cất công trình bên trên khu đất đó. Và mong muốn các vong linh đang lấy đó làm nơi trú ngụ thì vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác. Để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi! Ngoài ra lễ cúng khởi công còn là một tuyên bố cùng các vị thổ công, thổ địa, thần hoàng trong khu vực đó. Về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình!
Tất cả mọi thành phần, mọi tầng lớp con cháu người Việt Nam mỗi khi xây cất một công trình gì dù lớn, dù nhỏ. Đều làm lễ cúng này! có khi đơn giản chỉ là mâm cơm, đĩa trái cây. Cũng có khi là những vật phẩm lớn hơn như heo, gà, trâu, bò ,..v..v,v,… Sau khi cúng chủ nhà lấy cuốc đào xới những phát đầu tiên
Sau khi gia chủ cúng xong thì đơn vị thi công cũng vào thắp nhang cúng và khấn. Ngoài việc khấn cùng thần hoàng, thổ địa thì khấn thêm tổ nghề (Lổ Ban). Và cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ.
Lễ cúng phạt mộc khi xây nhà
Lễ cúng cũng tương tự lễ động thổ nhưng do nhà thầu thi công tiến hành chủ yếu là cúng tổ sư nghề nghiệp cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ. Cúng xong người thợ cả lấy rìu đẽo vào một cây gỗ vài nhát làm phép.
Cúng lễ cất nóc
Là nghi thức cúng xây nhà bắt buộc, và đối với những công trình lớn. Lễ cúng cất nóc này được các chủ đầu tư công trình xem trọng hơn nhằm mong muốn công trình thi công nhiều thuận lợi. Khách hàng sở hữu công trình gặp được nhiều may mắn trong quá trình sinh sống và kinh doanh tại ngôi nhà.
Ngày nay, cất nóc chính là ngày đổ bê tông sàn mái (của nhà mái bằng, mái dốc). Nhiều người cho rằng, truyền thống làm lễ cúng cất nóc nhà của người Việt là ảnh hưởng bởi người Trung Quốc từ xưa. Tuy nhiên, trên thực tế không phải vậy, đây là truyền thống có nguồn gốc từ người Âu Mĩ.
Một số lễ khi làm nhà khác
– Lễ nhập trạch (an thổ): là lễ cúng xây dựng nhà báo cho Thổ Thần Biết là nhà đã làm xong. Lễ này có gạo rang trộn với nước sau đó rắc vào 4 góc nhà để có ý báo là đất đã liền lại như cũ.
– Lễ động sàng: lễ dọn vào nhà mới. Lễ này xin thổ công cho phép chủ nhân kê gia cụ đồ đạc vào nhà mới.
– Lễ cài sào (lễ hoàn thành): lễ mừng nhà đã hoàn tất. Được tổ chức để cúng gia tiên thổ thần. Giữa buổi lễ chủ nhân phải gác cây thước tầm lên bên trong đỉnh mái nhà tại gian nhà giữa nơi cao nhất, trang trọng nhất. Và cũng dễ kiểm tra bảo vệ nhất. Chủ nhà tổ chức ăn uống linh đình mời họ hàng, làng xóm đến dự. Người tới dự thường chúc tiền, mừng câu đối, pháo… Nghi lễ này tương tự như ăn tân gia ngày nay.
– Lễ an cư: lễ cúng xây dựng nhà để báo tổ tiên, thổ thần biết là đã làm ăn sinh sống yên ổn trong ngôi nhà mới.
Trong các nghi lễ làm nhà của người Việt. Có hai lễ khó bỏ qua là lễ phạt mộc và lễ cài sào cũng là lễ bắt đầu và lễ kết thúc quá trình xây dựng một ngôi nhà mới. Thành ngữ “Từ phạt mộc đến cài sào”. Có ý nghĩa như câu ta thường nói ngày nay “từ A đến Z” hay “chìa khóa trao tay”.
Lễ cúng xây nhà cần được lưu ý
Trong cuộc sống ngày này tư duy của chúng ta trong việc cúng bái tâm linh cũng nên thoáng hơn bởi:
Ngày xưa, trong cuộc sống có nhiều yếu tố bất trắc, tai họa. Mà con người chưa lường trước được. Nên đã đặt ra nhiều nghi thức để cầu xin sự phù hộ từ các thế lực linh thiêng vô hình giúp đỡ. Nhưng ngày nay, công việc xây dựng đã ứng dụng nhiều biện pháp khoa học công nghệ cao. Nên việc xây cất nhà không còn quá khó khăn và nguy hiểm như trước.
Ta cũng chỉ nên coi những lễ cúng xây dựng nhà có tính chất linh thiêng. Đó là nét đẹp trong phong tục tập quán cổ truyền mà cha ông truyền lại. Không nên lạm dụng những nghi thức một cách dập khuôn, trói buộc mình. Gây cho mình những phiền toái bực dọc trong quá trình xây dựng. Ngay cả những quan niệm về phong thủy xây nhà mỗi người có 1 quan điểm khác nhau. Có những thứ ngày mai không còn phù hợp.
Ta nên tránh những quan niệm cũ mà trái ngược với quy luật khoa học, với thẩm mỹ kiến trúc. Ngôi nhà là xã hội thu nhỏ là biểu tượng của gia đình. Ngôi nhà là nơi phải đem lại sự tự tin, cảm giác thoải mái, sử dụng tiện nghi. Không thể quá lệ thuộc theo bất kỳ một quan điểm nào khiến bạn không thoải mái.
Kết luận
Ngày xưa, xây nhà được coi là công việc quan trọng của cả một đời người. Nên có rất nhiều nghi thức tâm linh cúng bái đi kèm được tiến hành trong quá trình xây dựng. Việc tiến hành các lễ này như thế nào là tuỳ thuộc vào phong tục tập quán địa phương. Điều kiện sinh sống của chủ nhân.
Ngày nay, hầu như không còn quá nhiều các nghi thức lễ phức tạp. Nhưng những lễ cúng xây nhà trên đây vẫn rất quan trọng. Hi vọng với những thông tin của chúng tôi. Bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn thuận lợi trong quá trình thi công xây dựng ngôi nhà của mình.