Ngải tím người ta hay còn gọi là ngải đen, ngải xanh. Ngoài sự thần bí mà cây ngải được nhiều người tung tin đồn về những chuyện tâm linh huyền bí. Thì xét về mặt đông y củ ngải tím này rất có hữu dụng trong việc là thần dược chữa bệnh cực kỳ hiệu quả, mà trên thị trường hiện nay đang xôn xao tìm kiếm. Chính vì thế, mà loại củ quý hiếm này đã có mặt trên khắp thị trường. Công dụng ngải tím rừng mang lại giúp ngăn chặn và hỗ trị điều trị các chứng bệnh ung thư khá hiệu quả, giải quyết được hết mối lo âu cho con người. Nếu bạn chưa nắm rõ về loại củ này thì cùng tham khảo ngay bài đọc để được hiểu rõ.
Mục lục
Giới thiệu về cây ngải tím là gì?
Ngải đen không xuất xứ ở Việt Nam mà được các thầy lang ở Trung Quốc mang sang. Truyền thuyết kể lại rằng ngải đen như một loại bùa có gắn đến vấn đề tâm linh như liên quan đến sự sống và cái chết hay bí hiểm khi tự tay trồng nó. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa chứng minh thực hư việc này. Tên khoa học của ngải đen là Kaempferia parviflora Wall.ex.Baker, thuộc họ nhà Gừng (Zingiberaceae), vì vậy nó có nhiều đặc điểm giống với các loại gừng bình thường ta hay gặp dẫn đến bị nhầm lẫn khá nhiều.
Đây được coi là vị thuốc quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, gừng đen thường mọc ở vùng núi cao. Được nhiều người lùng mua bất chấp giá vô cùng đắt đỏ, lên đến 1-1,5 triệu đồng/kg. Từ xa xưa, gừng đen hay còn gọi là ngải tím, được mọi người truyền tai nhau dùng để chữa bệnh. Ngày nay, chúng càng trở nên quý hiếm. Bởi cây phát triển chậm, khó trồng, cho sản lượng ít trong khi nhu cầu của người dân tăng cao.
Thị trường ngải tím rừng đang sôi nổi
Chia sẻ từ các đầu mối chuyên bán ngải tím
Chị Trần Khánh Ngọc – một đầu mối bán gừng đen ở Gia Lai cho biết. Mùa thu hoạch gừng đen trùng vào mùa nghệ, gừng ta, tức từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Ở Việt Nam, loại cây này vẫn chưa được trồng phổ biến. Hơn nữa cây cho năng suất thấp nên ngoài thu mua của người dân trong bản, chị còn nhập hàng từ Lào về bán. Củ gừng đen bên ngoài trông như củ nghệ hay gừng ta bình thường. Nhưng bên trong thay vì màu vàng, cam thì lại là màu tím đen. Đặc biệt, vị của chúng hơi đắng, cay nồng có mùi thơm đặc trưng giống như thuốc bắc.
Theo chị Ngọc, cứ 3-3,5kg gừng tươi sẽ được 1kg gừng khô. Hiện gừng đen tươi chị bán với giá 150.000 đồng/kg; còn gừng đen khô giá dao động 450.000-500.000 đồng/kg. Thời điểm tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Do trái vụ, hàng khan hiếm giá loại khô tăng vọt lên 1-1,5 triệu đồng/kg chị không có hàng để bán. “Giờ hết mùa gừng đen nên tôi chỉ gom lác đác được từ vài người dân, với khoảng 20kg gừng tươi chỉ bán lẻ là hết. Hàng không có thường xuyên và chưa biết bao giờ mới có tiếp”, chị nói.
Loại củ này có thời điểm giá lên tới 1-1,5 triệu đồng/kg
Tương tự, chị Đinh Thị Nhi, đầu mối bán các loại dược liệu ở Nguyễn Trãi (Hà Đông, Hà Nội). Chia sẻ, gừng đen là loại thuốc quý chị thu mua của người dân trồng ở khu vực miền núi tại Thanh Hóa, tuy nhiên số lượng không nhiều. Bởi không phải ở đâu cũng trồng được và cho chất lượng củ màu sậm, nhiều dược tính. Từ đầu năm đến nay, chị mới gom được gần chục cân gừng đen để bán lẻ. “Thông thường, mỗi đợt khách nhà tôi mua 2-3kg về làm thuốc. Nhiều người chờ từ Tết giờ mới mua được vì không phải lúc nào cũng có. Cứ đến mùa thu hoạch, dân buôn về tận nơi thu mua, tôi phải dặn trước họ mới để cho vài cân bán lẻ”, chị nói.
Hiện tại, chị chỉ bán gừng đen tươi với giá 380.000 đồng/kg, đắt gấp 4-6 lần so với các loại gừng, nghệ thông thường. Khách mua về sẽ rửa sạch, thái lát rồi phơi khô để dùng dần. Chị Đỗ Hạnh – đầu mối bán gừng đen (ngải tím) ở Sơn La – cho hay. Với những người không sành về các loại thuốc, dược liệu sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa ngải tím và nghệ đen bởi chúng có hình dáng và màu sắc khá giống nhau. Nhưng nếu tìm hiểu kĩ sẽ thấy củ ngải tím có kích thước nhỏ hơn; bên trong có màu tím đen sẫm, không phải tím nhạt như củ nghệ đen. Và mùi vị của ngải tím cũng cay, thơm đặc trưng hơn.
>> Xem thêm: Đường nhập lậu từ biên giới tràn lan vào thị trường Việt Nam
Công dụng hữu ích đối với sức khỏe
Loài cây này thường mọc hoang ở những vùng núi cao, dưới tán rừng hay các triền đồi. Tuy nhiên chúng thường phát triển rất chậm và khó trồng nhất là với khí hậu, thổ nhưỡng vùng đồng bằng. Vì vậy, ở nước ta, củ ngải tím khá khan hiếm và lạ lẫm với nhiều người. “Do có giá thành khá cao lại đang được nhiều người săn lùng. Cho nên việc mua phải hàng giả là không thể tránh khỏi. Vì vậy người tiêu dùng cần tìm hiểu kĩ, chọn địa chỉ tin cậy, uy tín để mua hàng”, chị Hạnh lưu ý.
Trao đổi với phóng viên, lương y Nguyễn Văn Tùy cho biết. Ngải tím rừng là một dược liệu quen thuộc trong Đông y. Được dùng để chữa trị nhiều bệnh, có tác dụng đặc biệt với sức khỏe con người. Theo đó, ngải tím hỗ trợ điều trị một số bệnh như: dạ dày, người có khối u lành tính, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh, giúp thông kinh phá huyết,…
Tuy vậy, khi sử dụng loại dược liệu này, nên làm theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Uống theo thang và bài thuốc nhất định mới phát huy hết tác dụng. Bởi, đây chỉ là một thành phần trong thang thuốc với liều lượng khoảng 5-7gram. Tùy từng cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà sử dụng với liều lượng khác nhau. Đặc biệt với người cơ thể yếu, phụ nữ mang thai không được sử dụng và phải hỏi ý kiến của bác sĩ, ông cho hay.