Kinh tế Thông tin kinh tế

Giải pháp ứng phó với tình hình biến động thị trường phân bón

Giải pháp ứng phó với tình hình biến động thị trường phân bón
8 phút, 6 giây để đọc.

Trong thời gian gần đây, kinh tế thị trường đang có nhiều biến động ở các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là thị trường phân bón đang liên tiếp đẩy giá cao không ngừng gây ra một số khó khăn nhất định cho nhà nông và các nhà phân phối sỉ và lẻ. Nguyên nhân được bắt nguồn từ việc nhu cầu phân bón tăng đột biến trong thời gian trước dẫn đến việc thu mua tích trữ, vô hình chung đẩy giá phân bón tăng cao. Để giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và hợp lý để bình ổn thị trường, Bộ Công Thương đã họp bàn và đưa ra phương hướng xử lý thích hợp để đảm bảo thu mua nguồn hàng chất lượng với giá cả phải chăng.

Phân bón bất ngờ tăng giá cao liên tục

Trước tình trạng giá phân bón tiếp tục tăng cao, một số ý kiến đề xuất cần tạm ngừng xuất khẩu để bình ổn thị trường trong nước. Tuy nhiên, theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), hiện chưa đủ cơ sở để thực hiện việc này và các đơn vị liên quan sẽ đánh giá cụ thể hơn mới đưa ra được kết luận.

Phân bón bất ngờ tăng giá cao liên tục

Theo Cục Hóa chất, từ cuối năm 2020, giá nông sản trên thế giới cũng đã liên tục tăng. Tình hình thời tiết thuận lợi, tạo điều kiện cho người nông dân đầu tư cho phân bón và chăm bón cây trồng. Lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 là 2,3 triệu tấn. Tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2020. Cũng trong thời kỳ trên, Việt Nam xuất khẩu khoảng 667 nghìn tấn phân bón các loại. Tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2020. Tương đương gần 60% tổng lượng phân bón xuất khẩu cả năm 2020.

Cục Hóa chất cũng khẳng định, có thời điểm nhu cầu phân bón tăng đột biến nên nguồn cung thiếu hụt cục bộ, có tính chất tạm thời. Dù vậy, nông dân không nên quá lo lắng, mua phân bón tích trữ. Làm đẩy giá phân bón lên cao hơn. Sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả hơn, bởi thực tế hiệu suất sử dụng phân bón của Việt Nam đang rất thấp. Chỉ đạt 50 – 60%, dẫn tới lãng phí và ô nhiễm môi trường. Trường hợp nếu thiếu mặt hàng phân bón nào thì có thể sử dụng mặt hàng tương tự để thay thế.

Nhận định từ Cục Hóa chất về biến động giá phân bón

Đại diện Cục Hóa chất cho biết, biến động giá phân bón thời gian gần đây chủ yếu do các yếu tố bên ngoài. Như giá phân bón thế giới tăng, sự tăng giá của một số nguyên liệu đầu vào, sự gia tăng của chi phí vận chuyển, nhu cầu tăng… Không phải do nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu trong nước. “Tuy nhiên, do đang cuối vụ lúa Hè Thu, nhu cầu phân bón sẽ giảm. Nguồn cung vẫn được đảm bảo từ sản xuất và nhập khẩu. Nên dự báo giá phân bón có thể có xu hướng chững lại và giảm dần”. Cục Hóa chất đưa ra dự báo.

Năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước hiện nay khoảng trên 8 triệu tấn phân bón vô cơ. Ngoài ra còn có phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón lá…. Nhập khẩu phân bón trong những năm gần đây dao động khoảng 4 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón các loại. Như vậy, tổng nguồn cung từ sản xuất trong nước và nhập khẩu tương đối ổn định so với các năm trước. Đạt trên 6,6 triệu tấn, trừ đi lượng phân bón đã xuất khẩu thì cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Ý kiến về đề xuất tạm ngừng xuất khẩu phân bón

Trước ý kiến đề xuất tạm dừng xuất khẩu phân bón để đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá. Đại diện Bộ Công Thương cho biết, theo quy định tại Điều 12 và Điều 100 của Luật Quản lý ngoại thương 2017, có thể áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu đối với hàng hóa. Nhưng phải trong trường hợp mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán. Hoặc các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng cao. Nhưng tổng nguồn cung từ sản xuất trong nước và nhập khẩu đạt trên 6,6 triệu tấn. Trừ đi lượng phân bón đã xuất khẩu, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Ý kiến về đề xuất tạm ngừng xuất khẩu phân bón

Trong khi đó, giá phân bón tăng trong thời gian vừa qua vì nhiều lý do khác nhau. Như giá phân bón thế giới tăng, sự tăng giá của một số nguyên liệu đầu vào, sự gia tăng của chi phí vận chuyển, nhu cầu tăng… chưa có cơ sở khẳng định sự thiếu hụt về nguồn cung.

“Do đó, việc tạm ngừng xuất khẩu phân bón ngay là chưa đủ cơ sở. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan liên quan. Qua đó có đánh giá cụ thể”. Đại diện Cục Hóa chất cho biết. Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra. Tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá.

Quản lý và bình ổn thị trường phân bón là điều cần thiết thực hiện

Để đảm bảo nguồn cung và ổn định thị trường phân bón, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý, bình ổn thị trường. Theo đó, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón lớn trên toàn quốc chủ động tìm nguồn nhập khẩu nguyên liệu đầu vào có chất lượng với giá cả hợp lý. Tăng cường sản xuất cung ứng sản phẩm ra thị trường. Không thực hiện các hành vi đầu cơ để trục lợi. Kiểm soát hoạt động xuất khẩu phù hợp với thực tế.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan để đánh giá, rà soát biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP, MAP một cách khách quan, tổng thể và phù hợp với quy định của pháp luật… Đối với doanh nghiệp sản xuất, Bộ Công Thương khuyến cáo để đảm bảo nguồn hàng. Trước mắt các doanh nghiệp nên xem xét, ưu tiên tiêu thụ trong nước. Hạn chế xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh sản xuất.

“Bà con nông dân không nên quá lo lắng, mua phân bón tích trữ. Làm đẩy giá phân bón lên cao hơn. Đồng thời, sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả hơn. Bởi thực tế hiệu suất sử dụng phân bón của Việt Nam đang rất thấp. Chỉ đạt 50 – 60% dẫn tới lãng phí và ô nhiễm môi trường. Nếu thiếu mặt hàng phân bón nào thì có thể sử dụng mặt hàng tương tự để thay thế. Ví dụ nhu cầu đạm có thể lấy từ ure, DAP hoặc NPK. đại diện Cục Hóa chất cho hay.

Giải pháp đề xuất đối với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu phân bón

Đối với doanh nghiệp sản xuất phân bón, để đảm bảo nguồn hàng, trước mắt các doanh nghiệp nên xem xét, ưu tiên tiêu thụ trong nước. Đồng thời đẩy mạnh sản xuất. Tập trung chuẩn bị đủ nguyên liệu, chuẩn bị tốt máy móc thiết bị, lao động để tổ chức sản xuất tối đa. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Bám sát diễn biến giá thị trường và tham gia bình ổn giá phân bón tại thị trường trong nước.

Giải pháp đề xuất đối với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu phân bón

Bên cạnh đó, chủ động tìm nguồn nhập khẩu nguyên liệu đầu vào có chất lượng với giá cả hợp lý. Đồng thời tăng cường liên kết trong việc cung ứng nguyên liệu sản xuất. Phát huy tối đa công suất để cung ứng sản phẩm ra thị trường. Hạn chế tối đa, không để tồn kho gây ứ đọng vốn hoặc thực hiện các hành vi đầu cơ để trục lợi. Kiểm soát hoạt động xuất khẩu phù hợp với thực tế.

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón để kinh doanh cần chủ động cân đối nguồn hàng có chất lượng và giá cả phù hợp. Nhằm cung ứng nhanh chóng đến người sử dụng; tăng cường kết nối với các đơn vị sản xuất phân bón trong nước để đặt hàng. Qua đó thúc đẩy lưu thông, phân phối phân bón trong nước, không đầu cơ tích trữ hàng hóa.

Xem thêm nhiều thông tin liên quan khác tại Thông tin kinh tế.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *