Trong lĩnh vực xây dựng, chắc hẳn ai cũng nghĩ việc trát tường đơn giản chỉ là tô thêm một lớp lót trước khi sơn nước. Tuy nhiên thực tế giai đoạn từ khâu chuẩn bị cho đến thực hiện lại vô cùng công phu. Trước tiên phải chuẩn bị đủ các loại dụng cụ cần thiết để đảm bảo công việc không bị gián đoạn. Quy trình tô tường cũng cần phải thực hiện theo đúng kỹ thuật, nếu không sẽ ảnh hưởng đến các công đoạn sau. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn những dụng cụ cần thiết cho việc trát tường và các hướng dẫn biện pháp thi công một cách chi tiết nhất có thể.
Mục lục
Các loại dụng cụ khi chuẩn bị vữa
Để trát tường được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, cần chuẩn bị sẵn các loại dụng cụ trát tường. Muốn trát được tường, hiển nhiên bạn không thể thiếu nguyên liệu. Theo đó, dụng cụ chuẩn bị vữa bao gồm:
– Cuốc lưỡi tròn để trộn vữa.
– Xẻng đầu vuông để xúc vữa.
– Cổ hộc đựng vữa cao không quá 20cm.
– Xô.
– Xe cút kít.
– Xe cải tiến.
– Rây để sàng xi măng.
– Bột màu.
– Sàng để lọc vôi.
Các dụng cụ chính để trát tường
Các loại bay
Đầu tiên trong các dụng cụ trát tường, bay là dụng cụ được ưu ái trước. Bay có nhiều loại tùy theo công dụng của người dùng. Điển hình như bay xây trát thông dụng, bay lá đề, bay lá tre, bay lá muống, bay trát vẩy. Trong đó:
– Bay xây trát thông thường dùng để lên vữa và xây trát những bề mặt rộng.
– Bay lá đề dùng để lên vữa trần tường ở nơi có nhiều đường cong, góc lượn.
– Bay lá tre có lưỡi làm bằng thép mỏng. Đây là loại bay nhỏ dùng để đắp, kẻ vẽ hoa văn trang trí, trát ở nơi có diện tích thoát hẹp, trát cắt và hoàn thiện góc cạnh của các đai (chỉ) trang trí, bắt mạch,…
– Bay lá muống dùng để trát vữa nơi có diện tích thoát hẹp, đánh màu và láng bề mặt.
– Bay trát vẩy dùng trát vữa lên trần, tường nhà bằng phương pháp trát vẩy.
Yêu cầu chung cho các loại bay là nhẹ và phải có tính đàn hồi. Ngoài các công dụng nêu trên, bay còn dùng để định lượng gần đúng vật liệu. Đồng thời dùng để chất đống vữa, san bằng, trộn hỗn hợp nhào, khô, cạo sạch các dụng cụ khi bị vữa bám dính,…
Bàn xoa thông dụng
Có 2 loại bàn xoa thông dụng và phổ biến:
– Bàn xoa phẳng dùng để xoa nhẵn bề mặt trát tường. Bàn xoa sẽ có bàn xoa góc trong, bàn xoa góc ngoài, bàn xoa tròn lõm.
– Bàn lột vữa dùng để trát vữa và san bằng vữa lên tường.
Các loại thước
Cũng tương tự các dụng cụ trát tường trên, thước cũng bao gồm nhiều loại thước khác nhau.
– Thước trát hèm: để làm cữ trát hèm cửa.
– Thước tầm: Là loại thước bằng gỗ hoặc nhôm dùng để sửa lớp vữa trát ở các góc trần, cột, các đường trang trí. Thước tầm còn cán phẳng vữa trên các bề mặt theo mốc. Cùng với nivô kiểm tra độ thẳng đứng, ngang bằng khi xây trát, san gạt cát, vữa khi láng, lát nền, làm cữ trát ở góc tường. Gỗ là chất liệu tốt nhất nên làm thước tầm vì có khả năng hớt vữa một cách chính xác. Để tu sửa các đường nét trang trí kiến trúc có tiết diện chữ nhật cạnh của thước có thể bằng phẳng. Trong trường hợp để sửa đường nét trang trí cong lượn có thể để cạnh của thước cong.
Các dụng cụ dùng cho việc kiểm tra
Sau khi trát tường xong, bạn cũng cần có các dụng cụ kiểm tra để đảm bảo độ chính xác khi trát tường.
– Búa: dựa vào mục đích sử dụng, búa có nhiều loại. Búa ốp lát dùng để gõ chỉnh phẳng mặt gạch ốp khi lát. Mục đích là kiểm tra độ bám dính của vữa trát, của gạch ốp lát với bề mặt kết cấu. Cao su hoặc gỗ là 2 chất liệu tốt nhất để làm búa ốp lát. Búa chữ V dùng để băm xờm bề mặt bê tông trước khi trát.
– Thước vuông (thước góc): thước vuông có tác dụng để kiểm tra độ vuông góc của hai mặt phẳng khi trát, lát, láng,… Ngoài ra còn có thêm thước dây dọi, thước nivô, ống thủy bình,…
Một số phụ kiện khác
Ngoài những vật liệu phổ biến trên, vữa tô còn được cho thêm một số loại vật liệu cũng như phụ gia khác. Mục đích là để biến đổi tính chất vữa theo hướng mong muốn.
– Đá dùng làm cốt liệu trong lớp tô mặt ngoài là đá hạt đập từ đá thiên nhiên. Các loại sỏi hạt đập từ cuội và sỏi dùng trong xây dựng. Đá thường dùng để thi công tô trang trí.
– Bột đá sử dụng nhằm tiết kiệm xi măng và điều chỉnh cường độ của lớp vữa tô mặt ngoài cho phù hợp với yêu cầu thiết kế.
– Bột màu, chất tạo màu dùng để tạo màu cho vữa.
– Lưới chống nứt có tác dụng chống nứt cho những chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà, các mép cửa. Những vị trí có nguy cơ bị nứt cao như những chỗ bo tròn, góc vuông, cầu thang, chỗ tiếp nối, đường điện, nước âm tường,…
– Lưới thủy tinh dạng lưới không gợn sóng được dùng như vật liệu tăng cường sức chịu lực. Dùng kết hợp với chất chống thấm lỏng, dùng chống thấm đặc dụng cho những vị trí, những cấu trúc xây dựng có độ giao động thường xuyên.
– Phụ gia chống thấm giúp cho vữa có khả năng ngăn chặn sự thấm nước giúp cho vữa chống được nước, hóa chất nhẹ và ảnh hưởng thời tiết.
– Ngoài ra còn có một số loại phụ gia khác như phụ gia chống ăn mòn, chống nứt vữa,…