Kiến thức xây dựng Xây dựng

Bậc chịu lửa – xác định sức chịu nhiệt của các cấu kiện xây dựng

Bậc chịu lửa - xác định sức chịu nhiệt của các cấu kiện xây dựng
4 phút, 58 giây để đọc.

Hiện nay, rất nhiều tình trạng “bà hỏa” liên tục kéo đến và gây ra nhiều thiệt hại lớn cho các gia đình, doanh nghiệp và toàn xã hội. Do đó, đối với các công trình xây dựng thì phòng cháy chữa cháy là vấn đề luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu. Trong số các yếu tố để thiết kế công tác PCCC thì bậc chịu lửa vẫn luôn là yếu tố chính. Bậc chịu lửa ở đây được hiểu là tính chịu lửa của nhà và công trình, chúng được xác định dựa trên thời gian tối đa chịu lửa của các cấu kiện xây dựng chính theo tiêu chuẩn. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin và thuật ngữ thường dùng để xác định bậc chịu lửa của công trình.

Giới hạn chịu lửa là gì?

Tính chịu lửa của nhà và công trình

Tính chịu lửa của nhà và công trình theo tiêu chuẩn. Được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng chính. Đó là thời gian tính bằng giờ (hay phút) mà kết cấu có thể chống lại được ảnh hưởng của ngọn lửa hay nhiệt độ cao. Kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc nó không còn khả năng làm việc bình thường. Đến khi bị mất độ ổn định cho phép. Thậm chí đến khi trên cấu kiện xuất hiện những đường nứt ngang hoặc đạt tới nhiệt độ 150°c. Cụ thể, cấu kiện sẽ xuất hiện một số dấu hiệu dễ nhận thấy. Chặc hạn như: Mất khả năng chịu lực, mất tính toàn vẹn, mất khả năng cản lửa và cách nhiệt.

Giới hạn chịu lửa là gì?

Các bộ phận chịu lực của nhà và công trình bao gồm:

– Tường.

– Cột chịu lực.

– Vách cứng.

– Thanh giằng.

– Các bộ phận của sàn (dầm, tấm hoặc xà).

Đây là các cấu kiện tham gia vào việc giữ vững sự ổn định của tổng thể. Đồng thời không biến đổi hình dạng của nhà khi xảy ra hỏa hoạn.

Giới hạn chịu lửa

Giới hạn chịu lửa phụ thuộc mức độ cháy của vật liệu chế tạo cấu kiện. Ngoài ra còn phụ thuộc vào đặc tính làm việc của kết cấu. Các kích thước cụ thể của cấu kiện cùng một số điều kiện khác nữa. Ví dụ: thép là loại vật liệu không cháy do đó nhà bằng kết cấu thép rất ít khi bị cháy. Nhưng nếu bị cháy hay nếu kết cấu chính bị ảnh hưởng của nhiệt độ cao thì chỉ cần 1/2 giờ sau khi cháy hay khi nhiệt độ trên mặt kết cấu lên đến 600°c thép sẽ mất sức bền. Khiến kết cấu bị võng, mất ổn định và sụp đổ tức khắc.

Giới hạn chịu lửa

Ngược lại, gỗ là một vật liệu dễ cháy. Nhưng cấu kiện gỗ thường có tiết diện lớn. Hơn nữa gỗ còn có tính chất giữ được sức bền ở nhiệt độ cao (khi chưa bắt lửa, biến thành than). Cho nên khi bị cháy kết cấu gỗ còn chịu đựng được một thời gian khá lâu mới sụp đổ. Như vậy là mức độ cháy của gỗ kém hơn của thép song giới hạn chịu lửa lại cao hơn.

Tuổi thọ công trình và độ bền vững

– Tuổi thọ công trình là khả năng đảm bảo tính chất cơ học và các tính chất khác được thiết lập trong thiết kế. Nhằm đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường trong suốt thời gian khai thác, vận hành.

– Độ bền vững: Để biết được bậc chịu lửa cần nắm được giới hạn chịu lửa của công trình. Đây cũng là đặc trưng về tính ổn định, độ bền vững của nhà và công trình trong suốt thời gian sử dụng.

Các phân cấp của bậc chịu lửa

Căn cứ vào tính chịu lửa, nhà và công trình được chia thành 5 bậc. Cụ thể là bậc I, II, III, IV, V. Các bậc này được tính theo mức độ giảm dần về khả năng chống lại sự phá hủy trong điều kiện cháy. Cần nắm rõ giới hạn chịu lửa của các bộ phận kết cấu công trình. Như vậy mới có thể xác định được bậc chịu lửa. Ví dụ như tường, cột, vách, kèo, mái, sàn… Mỗi bậc chịu lửa đều phù hợp với một kết cấu xây dựng chính. Có những giá trị nhất định về giới hạn chịu lửa và thời gian lan truyền ngọn lửa.

Một số lưu ý trong phân cấp bậc chịu lửa

– Trong các phòng có bảo quản, sản xuất hay sử dụng các chất lỏng dễ cháy. Sàn nhà phải làm bằng vật liệu không cháy.

– Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa III: Sàn tầng 1 và tầng trên phải làm bằng vật liệu khó cháy. Sàn và chân tường tầng hầm phải sử dụng vật liệu không dễ cháy. Có thời gian chịu lửa tối thiểu 60 phút.

– Trong các ngôi nhà bậc chịu lửa IV, V: Tầng chân tường hay sàn tầng hầm phải làm bằng vật liệu khó cháy. Có giới hạn chịu lửa tối thiểu 45 phút.

– Trong các phòng có bảo quản, sản xuất hay sử dụng các chất lỏng dễ cháy: sàn nhà phải làm bằng vật liệu không cháy.

Một số lưu ý trong phân cấp bậc chịu lửa

– Trường hợp ngôi nhà có tầng hầm mái mà cấu kiện chịu lực của mái là vật liệu không dễ cháy thì được phép lợp mái bằng vật liệu dễ cháy.

– Đối với những ngôi nhà cách từ 30m trở xuống so với đường xe lửa đầu máy hơi nước thì không được sử dụng vật liệu dễ cháy để lợp mái.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đủ thông tin cần thiết. Giúp bạn nắm được bậc chịu lửa là gì cùng cách xác định bậc chịu lửa cho từng cấu kiện ra sao.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *