Trần nhà bị nứt, thấm dột dẫn đến nước thấm vào nhà là điều mà có lẽ rất nhiều ngôi nhà đang gặp phải sau một thời gian sử dụng. Chính vì vậy mà gia chủ nào cũng nên tìm hiểu và nắm rõ cách để tiến hành chống thấm trần nhà một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất có thể. Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau trong việc chống thấm cho trần nhà và sửa chữa tình trạng trần nhà bị nứt. Tuy nhiên để chọn lựa được phương pháp chống thấm và giải quyết tình trạng nứt cho trần nhà phù hợp nhất thì gia chủ nên tham khảo qua bài viết sau đây.
Mục lục
Những nguyên nhân khiến trần nhà bị dột
Trần nhà thường có nguy cơ cao xuất hiện tình trạng dột, nước thấm lan tràn. Từ đó có thể làm xuất hiện các vết ố xanh vàng, nứt gãy,… Những hiện tượng này xuất hiện sẽ gây mất đi thẩm mỹ của ngôi nhà. Vậy chính những nguyên nhân đã nào gây ra tình trạng này?
Do những tác động khác nhau của môi trường
Vào mùa nắng, nhiệt độ thường sẽ lên cao. Việc này sẽ khiến cho mái nhà bị giãn nở. Sau đó đến mùa mưa có không khí lạnh thì chúng lại có xu hướng co lại. Quá trình này sẽ luôn lặp đi lặp lại hàng năm. Chính điều này đã làm cấu trúc mái nhà (tôn, bê tông) bị “sốc nhiệt”. Do đó qua một thời gian sử dụng, mái nhà sẽ nhanh chóng có những rạn nứt. Những vết nứt này thường có độ dài từ 0.5 mm trở lên.
Do chất liệu xây dựng chưa đạt đủ tiêu chuẩn
Có thể do kinh phí eo hẹp nên nhiều gia đình chọn loại vật liệu xây dựng không chất lượng. Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp gia chủ mua phải bê tông tại các cơ sở không uy tín. Những việc này sẽ làm bê tông trần nhà bị nứt nhanh chóng. Chính điều này sẽ là nguyên nhân gây ra rêu mốc và mùi khó chịu.
Kỹ thuật thi công trần nhà chưa đảm bảo
Ngoài ra, các sự cố có thể xảy ra do vị trí khe nối bê tông, ở giữa sàn bê tông mới và cũ không được xử lý chống thấm,… Những việc này có thể dẫn đến việc nước tràn vào nhà. Ngoài ra, có nhiều đơn vị còn bỏ qua khâu dùng chất chống thấm hoặc không dùng các phụ gia hỗ trợ chống thấm. Đây cũng là một trong số nguyên nhân chủ yếu. Trong việc thi công nhà ở, những vấn đề kỹ thuật này đáng lẽ ra phải làm tốt từ đầu. Bên cạnh đó, nhà có sân thượng nếu hệ thống thoát nước không tốt sẽ bị đọng nước, thiết kế trên sân thượng gây khó khăn trong việc sửa chữa.
Một số cách chống thấm trần nhà hiệu quả
Trần nhà của bạn đang bị dột và bạn chưa biết cách giải quyết? Hãy yên tâm vì có rất nhiều cách chống thấm trần nhà hiệu quả và tiết kiệm mà bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.
Dùng chất chống thấm cho trần nhà
Đi đầu trong quy trình chống thấm chính là dùng chất chống thấm. Do đó khâu dùng chất chống thấm còn được xem là yếu tố tiên quyết. Bước quan trọng này sẽ giúp bảo vệ căn nhà khỏi bị đột, thấm nước. Thành phần của các chất chống thấm gồm có các phân từ kỵ nước và liên kết dày lên bề mặt thi công, chúng còn bảo vệ cho các lớp phủ khác trên tường, trần.
Trộn vữa với phụ gia dạng lỏng và bê tông
Trộn vữa với phụ gia dạng lỏng cùng bê tông sẽ làm tăng độ linh hoạt cho hồ vữa. Nó còn có thể giúp hồ vữa được biến dẻo khi xây dựng. Cách này làm hạn chế sự rạn nứt trên bề mặt. Từ đó có thể ngăn ngừa vật liệu bị thấm dột một cách hiệu quả. Cách làm này thật ra không thể thay thế cho chất chống thấm. Nhưng các trộn vữa thế này sẽ giúp cho tình trạng chống thấm dột nước hiệu quả hơn.
Dùng sơn chống thấm cho trần nhà
Dùng sơn chống thấm bên ngoài được xem là phương pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhất để chống thấm, chống dột. Hiện nay có rất nhiều loại sơn chống thấm vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, các loại sơn chống thấm hiện nay có tuổi thọ khá cao khi đối mặt với thời tiết. Do đó nó chính là trợ thủ đắc lực cho chất chống thấm.
Một số phương pháp hiệu quả khác
Ngoài những cách trên, còn có các phương pháp chống thấm khác. Chẳng hạn như dùng chống thấm bằng Penetron, maxbon, màng chấm thống, dùng xịt chống thấm trần nhà, miếng chống thấm, keo chống thấm,… Tuỳ thuộc vào mức độ rò rỉ của trần nhà mà bạn chọn biện pháp cho phù hợp.
Nhà có mái thì chống thấm như thế nào?
Nhà có mái tôn hoặc mái ngói
Nhà mái ngói hay mái tôn thường do vỡ mái, bung đính đóng trên mái hoặc tại các điểm nối. Những sự cố này sẽ dẫn đến nước thấm qua các điểm này và lan đến trần nhà. Để chống thấm mái tôn hoặc mái ngói nhà bạn cần gia cố lại mái. Thường thì người ta hay dùng cách trét xi măng và các phụ gia chống thấm vào các vết nứt. Ngoài ra gia chủ cũng có thể thay các miếng ngói/tôn bị nứt vỡ nặng.
Nhà có mái bằng
Nhà mái bằng thường ít bị thấm nước hơn. Nguyên nhân bị dột là do các lỗ nhỏ li ti trên vật liệu làm mái khiến nước thấm vào ngày qua ngày. Dưới tác động của thời tiết thì những lỗ này sẽ to hơn. Do đó chẳng mấy chốc sẽ thấm lên trần bên trong. Với mái nhà bằng thì bạn cần dùng sơn chống thấm để sơn qua chỗ bị dột trên trần nhà. Loại sơn chống thấm này có ưu điểm là khô nhanh và chống thấm hiệu quả. Đây là cách dùng cho những trường hợp bị thấm không quá nặng.
Quy trình thực hiện chống thấm cho trần nhà bê tông
Bước 1 – Vệ sinh bề mặt chống thấm
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi chống thấm là bước đầu tiên và cũng là điều quan trọng hàng đầu. Với trần nhà bê tông sẽ có những vết bám bẩn, rêu mốc cần phải được dọn đi. Bề mặt bê tông cần phải sạch, không có bụi bẩn, mỡ dầu hay các vật cản khác. Có như vậy việc thi công mới có thể bắt đầu được tiến hành.
Bước 2 – Tiến hành quét vữa
Lúc này, người thi công cần quét khoảng 2 lớp vữa mỏng lên mặt bê tông trước. Sau đó mới có thể tiến hành việc lấp kín những rạn nứt. Lưu ý không nên quét 2 lớp vữa liên tục nhau. Bởi như vậy sẽ không đạt hiệu quả cao. Thay vào đó, hãy quét mỗi lớp cách nhau khoảng 1 giờ.
Bước 3 – Xử lý chống thấm trần nhà và kiểm tra
Sau khi vữa khô, thợ thi công sẽ phun dung dịch chống nước lên toàn bộ mặt bê tông và chân tường gạch của sân thượng. Phun 2 lớp và rải đều khắp bề mặt. Lưu ý nên phun chân tường lên khoảng 15-20 cm. Cuối cùng hãy tiến hành kiểm tra kết quả chống thấm. Bên cạnh đó cần có những biện pháp bảo dưỡng sân thượng thường xuyên.
Mỗi mùa mưa tới là trần nhà của bạn lại xuất hiện những vết thấm nước loang lỗ, có nơi bị bong tróc, nứt nẻ và gây mùi khó chịu. Không những mất mỹ quan chung trong ngôi nhà mà quan trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khoẻ của của gia chủ. Tuy nhiên, việc trần nhà bị dột không phải bắt đầu từ mùa mưa mà chúng là kết quả của quá trình tác động của thời tiết nắng mưa cả năm hoặc do yếu tố xây dựng không đảm bảo đúng quy trình. Do đó gia chủ hãy dựa vào những điểm đáng lưu ý trên đây để kịp thời sữa chửa chống chấm hiệu quả cho ngôi nhà của mình.