Kinh tế Thông tin kinh tế

Đảm bảo cung ứng đủ thực phẩm cho thị trường miền Nam mùa Covid

Đảm bảo cung ứng đủ thực phẩm cho thị trường miền Nam mùa Covid
5 phút, 47 giây để đọc.

Tình hình dịch bệnh đang có những biến động phức tạp không ngừng. Số bệnh nhân mắc bệnh đang gia tăng với con số chóng mặt hàng ngày hàng giờ trên nhiều tỉnh thành cả nước. Đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực các tỉnh miền Nam nói chung. Mọi người đang thực hiện nghiêm ngặt chỉ thị giãn cách xã hội theo yêu cầu. Vì vậy, việc cung ứng thực phẩm đang được bàn bạc để có thể đảm bảo nguồn cung về chất lượng và giá cả cho người dân trong thời buổi kinh tế khó khăn và dịch bệnh hoành hành phức tạp như hiện nay. Cục Quản lý thị trường cũng đã và đang rà soát và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời những trường hợp bán phá giá, đầu cơ trục lợi.

Tình hình cung ứng hàng hóa ở các tỉnh miền Nam

Báo cáo nhanh tình hình chung của TP.HCM và 7 tỉnh phía Nam, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết tại TP.HCM đã có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng tại nhiều nơi. Theo báo cáo nhanh từ Tổng cục Quản lý trường, tại TP Hồ Chí Minh do người dân mua hàng giảm so với những ngày trước đây. Nên từ chiều hôm qua 9/7 việc cung ứng hàng hoá tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích tương đối đầy đủ. Chỉ còn một vài siêu thị, cửa hàng tiện ích thiếu rau.

Tình hình cung ứng hàng hóa ở các tỉnh miền Nam

Đến 9 giờ ngày hôm nay 10/7, người đến siêu thị mua hàng vẫn bình thường. Giá không tăng so với hôm qua, hàng hoá, thực phẩm đầy đủ. Tại một chợ truyền thống các quầy bán thực phẩm tươi sống vẫn hoạt động. Nhưng người mua, bán ít, giá vẫn cao như 2 ngày trước đây. Các mặt hàng thực phẩm chế biến khác nguồn cung đầy đủ, giá ổn định.

Cũng theo Tổng cục Quản lý thị trường, tại Bình Dương sau 1 ngày thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Đến nay tình hình thị trường tương đối ổn định, không còn tình trạng người dân đổ xô mua hàng. Hàng hoá được cung ứng đầy đủ, giá vẫn như ngày hôm qua. Có tăng nhẹ so với những ngày trước khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Ngoài ra, các địa phương khác đến nay đã chủ động về nguồn cung hàng hóa, thị trường các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Cũng như các mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch tương đối ổn định. Đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Kiểm soát và ngăn chặn những trường hợp trục lợi mùa dịch

Liên quan đến kiểm tra, kiểm soát chống đầu cơ, găm hàng tăng giá, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết. “Các Cục Quản lý thị trường đã triển khai Quyết định số 1724/QĐ-BCT ngày 07/7/2021 của Bộ Công Thương. Công văn 4032/BCT-TTTN ngày 08/7/2021 của Bộ Công Thương. Và Công văn số 1442/TCQLTT-CNV ngày 08/7/2021 của Tổng cục Quản lý thị trường đến các Đội Quản lý thị trường thực hiện.”

Bên cạnh đó, các Cục Quản lý thị trường cũng yêu cầu công chức trong đơn vị thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về phòng chống COVID-19. Thực hiện theo hướng dẫn của ngành Y tế và của Tổng cục Quản lý thị trường. Chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến dịch bệnh và thị trường hàng hóa. Để kịp thời ứng phó các tình huống xảy ra trên địa bàn.

Kiểm soát và ngăn chặn những trường hợp trục lợi mùa dịch

Mặt khác, các đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Phối hợp với cơ quan chức năng tuyên truyền về phòng, chống COVID-19. Đến 9 giờ ngày 10/7, các Cục Quản lý thị trường chưa phát hiện xử phạt các hành vi vi phạm về đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý. Đáng lưu ý, TP Hồ Chí Minh đã cử kiểm soát viên tham gia 12 chốt kiểm soát người ra, vào thành phố từ ngày 9/7.

Phương án điều phối lượng hàng hóa hợp, đảm bảo đủ nguồn cung

Theo thông tin từ Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, đến ngày 10/7 các xe hàng vận chuyển thực phẩm từ các tỉnh về TP Hồ Chí Minh được phân luồng ưu tiên. Nên việc vận chuyển dễ dàng và nhanh hơn. Tuy nhiên, để việc vận chuyển hàng đi, đến TP Hồ Chí Minh được dễ dàng. Bộ Y tế cần quy định thống nhất đối với lái xe ra, vào TP Hồ Chí Minh được xét nghiệm nhanh hay xét nghiệm Real-time PCR, thời hạn giấy xét nghiệm là bao lâu.

Vụ đã trao đổi với Sở Công Thương TP.HCM và đề nghị Sở có thông tin rộng rãi tới người dân về việc hàng hóa dồi dào. Hàng hóa không thiếu và không cần phải tích trữ. Bên cạnh đó, tại TP.HCM và các địa phương có dịch đã có kịch bản dự trữ hàng hóa thực phẩm sớm theo chỉ đạo của Bộ Công Thương. Vì vậy sẽ không có hiện tượng tăng giá, sức mua đến nay cũng đã ổn định trở lại.

Phương án điều phối lượng hàng hóa hợp, đảm bảo đủ nguồn cung

Vụ Thị trường trong nước khẳng định, đơn vị vẫn đang bám sát tình hình. Đặc biệt trên cơ sở nguồn hàng dự trữ của TPHCM và 7 tỉnh phía Nam. Cũng như năng lực dự trữ của những doanh nghiệp ở các tỉnh xung quanh. Từ đó có thể có phương án phù hợp điều phối lượng hàng hóa hợp lý. Bảo đảm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Do vậy, TP.HCM cũng như các tỉnh có dịch tại khu vực phía Nam cần phải chủ động và tăng cường các điểm bán hàng lưu động cũng như phát huy hiệu quả từ kênh mua bán hàng trực tuyến.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *