Xu hướng kiến trúc xanh đang ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn ở Việt Nam và cả trên thế giới. Việc đưa những ứng dụng thân thiện với môi trường vào trong xây dựng sẽ khiến không gian sống của bạn trong lành hơn nhiều. Không những trồng cây xanh mà những vật liệu có khả năng tái chế và thân thiện với môi trường như kính, thạch cao cũng được sử dụng nhiều trong xu hướng kiến trúc này. Nếu bạn có nhu cầu xây dựng nhà ở hay bất kỳ công trình nào cũng nên tìm hiểu về hình thức kiến trúc này. Việc nhà ở hay văn phòng của bạn có ứng dụng thiết kế xanh vì môi trường sẽ khiến công trình có giá trị hơn nhiều.
Mục lục
Kiến trúc xanh – Xu hướng vì môi trường
Trong tình trạng khủng hoảng năng lượng và tài nguyên môi trường như hiện nay xu hướng kiến trúc xanh trở nên thiết thực hơn bao giờ hết. Cùng với sự phát triển của công nghệ trong thiết kế, xây dựng và thông tin viễn thông thiết kế xanh ngày càng đến gần với con người hơn. Đây là cuộc cách mạng nhằm đáp ứng các tiêu chí về bảo tồn sinh thái, môi trường, hiệu quả sử dụng nước, năng lượng, vật liệu xây dựng và điều kiện sống tiện nghi cho con người.
Thế nào là kiến trúc xanh?
Đầu tiên, phải định nghĩa rằng “kiến trúc xanh” không chỉ đơn thuần là một công trình có nhiều cây xanh. Một dự án kiến trúc xanh thực thụ. Được làm từ những loại vật liệu thân thiện với môi trường. Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng và luồng không khí tự nhiên. Để giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng. Kiến trúc xanh là một xu hướng kiến trúc tạo ra không gian sinh hoạt nhiều tiện ích cho con người theo cách ít gây hại tới môi trường nhằm gìn giữ chất lượng sống cho hiện tại lẫn tương lai.
Kiến trúc xanh (green building, green architecture) đòi hỏi các giải pháp đề xuất trên bốn lĩnh vực: Giảm năng lượng sử dụng. Giảm thiểu ô nhiễm bên ngoài và làm tổn hại môi trường, Giảm năng lượng và tiêu hao tài nguyên. Giảm thiểu ô nhiễm bên trong và tổn hại sức khoẻ con người. Bởi vậy, kiến trúc xanh đòi hỏi phải giảm áp lực lên môi trường. Từ đó giảm và xử lý chất thải, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Hay nói một cách khác, kiến trúc phải thân thiện với môi trường tự nhiên. Không làm phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của môi trường sống trên trái đất.
Đặc trưng không gian nhiều cây cối
Xu hướng kiến trúc xanh cũng gắn liền với việc tận dụng không gian. Cũng như tính linh hoạt trong sử dụng các không gian của công trình. Việc tận dụng không gian có thể xử lý bằng những vách ngăn nhẹ. Với tính linh hoạt cao và dễ lắp đặt. Ta có thể sử dụng vật liệu nhẹ như thạch cao, kính hai lớp, kính phản quang hay cách nhiệt,…
Hơn nữa, cuộc sống hiện đại gắn liền với khu đô thị, có nét đặc trưng riêng không chỉ là trồng nhiều cây cối. Mà là những không gian mở đa dạng, đa chiều, phong phú về kiểu dáng, hình khối kiến trúc. Cây bóng mát cổ thụ xen lẫn những khóm cây hoa và thảm cỏ xanh mướt. Những không gian cảm thụ luôn thay đổi theo mỗi bước chân đi. Con người có cảm giác đi để khám phá vẻ đẹp.
Xu thế chung của thời đại
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, những công trình kiến trúc xanh đơn lẻ chưa nhiều. Đó là những ngôi nhà điển hình cho một xu hướng phát triển tốt đẹp trong tương lai gần. Nhưng, để có thể tạo nên một không gian xanh, một đô thị xanh, một thành phố xanh. Phải là một cuộc cách mạng xanh, một quan điểm kiến trúc bền vững. Với sự tham gia, đồng hành của cả cộng đồng, của toàn xã hội. Chúng ta đang hướng đến xây dựng một nền kiến trúc xanh Việt Nam. Đây là hướng đi tất yếu phù hợp với xu thế chung của dân tộc, của thời đại, của nền văn minh thế giới.
Một điều đáng mừng là có sự gia tăng về nhận thức và phát triển ở đa số các tầng lớp xã hội. Đặc biệt là các chủ sở hữu, chủ đầu tư công trình và các nhà phát triển bất động sản. Theo các chuyên gia, yếu tố chính góp phần thay đổi lớn trong kiến trúc xanh. Chính là từ cộng đồng, các công ty xây dựng, chủ sở hữu công trình. Họ ngày càng nhận biết được tầm quan trọng của kiến trúc xanh trong tương lai. Phát triển kiến trúc xanh để đáp ứng yếu tố bảo vệ môi trường.