Trần nhà bị nứt mang đến nhiều bất tiện cho người sinh hoạt trong gia đình. Khi trần nhà nứt, tường nhà rất dễ bị thấm nước vào những ngày mưa gây ẩm mốc, mất đi tính mỹ thuật cho căn nhà. Nghiêm trọng hơn, trần nhà nứt còn có thể đem lại nhiều hậu quả nguy hiểm khác. Vậy nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng này xảy ra trong nhiều căn nhà? Và cách khắc phục khi trần nhà của bạn bị nứt hiệu quả nhất có thể mà bạn cần tham khảo là gì? Đừng bỏ qua bài viết sau để biết rõ những gì bạn cần làm để khắc phục tình trạng trần nhà bị nứt nhé!
Mục lục
Trần nhà nứt có nguy hiểm không?
Đối với những vết nứt nhỏ thì thường là vết nứt vữa. Các vết nứt này hầu như vết nứt không có phát triển thêm. Nó chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cả ngôi nhà. Và cũng ít gây ảnh hưởng tới kết cấu xây dựng.
Đối với vết nứt sâu dài và rộng, có thể là do vết nứt sâu bê tông bên trong. Đối với loại vết nứt này nếu không xử lý nhanh chóng nó sẽ ảnh hưởng tới kết cấu của toàn bộ căn nhà. Nước mưa có thể thấm thấu dần vào xi măng, thấm vào bức tường bên trong.
Khi những công trình xây dựng đã được sử dụng qua nhiều năm hay một số trường hợp. Đặc biệt là những công trình mới được đưa vào sử dụng không lâu cũng có khả năng gặp phải trường hợp xuất hiện những vết nứt trên trần nhà. Từ những vết nứt gãy này, nước có thể thấm dột qua trần. Và có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt trong gia đình nếu bạn cứ duy trì tình tệ này. Về lâu dài, một số trường hợp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người sinh hoạt tại công trình đó. Vì thế việc xác định nguyên nhân và phương án xử lý trần nhà bị nứt là rất quan trọng.
Một số nguyên nhân khiến trần nhà bị nứt và cách khắc phục
Một trong những nguyên nhân khách quan và khá phổ biến gây ra hiện tượng trần nhà bị nứt. Đó là do địa chất khu vực xây dựng có sự lún sụt không đồng đều. Qua thời gian sẽ tạo nên những vết nứt và ngày càng lớn tại trần nhà và ở nhiều hạng mục khác như tường và cột.
Những nguyên nhân khách quan là khi thi công, loại bê tông của công trình không đạt tiêu chuẩn. Xi măng được trộn không đều hoặc sử dụng nhiều loại xi măng khác nhau. Gây ra độ co ngót không giống nhau và tạo nên những vết nứt.
Chất lượng nguyên vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn
Do vấn đề chống thấm dột trần không được quan tâm đúng mức, bị bỏ qua trong quá trình thi công. Dưới sự ảnh hưởng của thời tiết, lâu ngày sẽ xuất hiện những vết nứt. Và từ đó gây thấm dột tại trần nhà. Đối với trường hợp nứt chỉ xuất hiện trên bề mặt tô vữa, vết nứt hầu như sẽ không phát triển thêm. Chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan và cách khắc phục cũng đơn giản.
Một số cách xử lý vết nứt trần nhà
Xi măng tô quá già, gây rạn chân chim
Dùng giấy nhám đánh sạch lớp sơn trần cũ, trát lại bột trét mới và sơn lớp sơn mới
Nhà sử dụng lâu ngày, lớp xi măng tô bị lão hóa
Đục bỏ lớp xi măng cũ (phạm vi bị nứt hoặc tất cả), tô lớp trần mới, bả mastic sơn nước trần.
Kết cấu chịu lực bị nghiêng, gãy, võng… ảnh hưởng đến sàn làm nứt trần
Xử lý trước phần kết cấu bị lỗi. Xong đục rộng khe nứt trần, dùng móc sắt (nếu cần) và vữa xi măng mác cao để trám lại khe nứt. Bả mastic, sơn nước lại trần.
Việc xử lý khắc phục trần nhà bị nứt cần phải tiến hành ngay. Trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo tâm lý yên tâm và sự an toàn cho người sinh hoạt trong nhà. Giúp sinh hoạt trong nhà không bị ảnh hưởng. Và đặc biệt tại những cơ sở sản xuất để tránh gây thiệt hại về hàng hóa hay những người làm việc trong công trình nơi đó.