Nếu đã đam mê ngành xây dựng thì có lẽ bạn không hề xa lạ với các cụm từ “diện tích xây dựng” và “diện tích sàn xây dựng”. Đối với những người không chuyên thì sẽ cho rằng đó là 2 khái niệm giống nhau, dẫn đến việc tính toán cho công trình xây dựng của mình đi theo chiều hướng lệch lạc so với dự tính. Do đó, để giúp bạn củng cố lại kiến thức, chúng tôi xin chia sẻ các thông tin phân biệt hai loại diện tích xây dựng và diện tích sàn xây dựng, đồng thời chia sẻ cách tính diện tích sàn xây dựng theo các phân bố kết cấu của công trình, hãy theo dõi đến cuối bài nhé!
Mục lục
Phân biệt diện tích xây dựng và diện tích sàn xây dựng
Diện tích sàn là tổng diện tích sử dụng trong một công trình kiến trúc. Bao gồm tầng mái, tầng tum, sàn tầng kỹ thuật, ban công, hành lang, tầng hầm, tầng bán hầm,… Trước khi thực hiện thi công, xây dựng công trình, bạn phải tính toán diện tích sàn để dự trù kinh phí xây dựng. Đồng thời để làm hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, thi công công trình.
Diện tích sàn xây dựng là tổng diện tích mặt sàn bao gồm diện tích các ban công và diện tích các tầng và không bao gồm mái che. Mục đích của việc tính diện tích sàn dùng cho việc tính tiền công xây dựng. Nếu khâu tính toán này bị sai sót có thể sẽ bị thiệt hại không nhỏ về tài chính. Nhiều người bị nhầm lẫn giữa khái niệm diện tích xây dựng và diện tích sàn. Trong khi đó, diện tích xây dựng còn bao gồm cả diện tích tim tường, diện tích thông thủy, diện tích các phòng, diện tích sử dụng, diện tích ở và diện tích phụ.
Chính vì thế mà chúng ta có thể hiểu diện tích xây dựng bao gồm cả diện tích sàn. Công thức tính diện tích xây dựng và diện tích sàn xây dựng cũng khác nhau. Trong khi diện tích xây dựng được tính theo công thức khá phức tạp như đã trình bày ở trên, thì diện tích sàn xây dựng có cách tính đơn giản hơn rất nhiều. Diện tích sàn xây dựng được tính bằng tổng diện tích sàn sử dụng cộng với diện tích khác như phần móng, mái, tầng hầm, sân…
Diện tích sàn xây dựng theo giấy phép
Theo quy chuẩn phân loại, phân cấp công trình QCVN 03: 2009/BXD. Cách tính diện tích sàn xây dựng trong giấy phép xây dựng được quy định như sau:
– Diện tích sàn của 1 tầng được tính từ mép ngoài của tường thuộc tầng đó. Bao gồm diện tích của ban công, hành lang,…
– Tổng diện tích sàn sẽ bằng tổng diện tích của các tầng trong công trình.
– Tổng diện tích sàn là gì.
– Quy định tính diện tích sàn xây dựng.
Tính diện tích sàn xây dựng như thế nào?
Diện tích xây dựng (DTXD) = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (móng, lát gạch, xây tường hay làm ban-công… có thể sẽ được tính thêm theo %). Giả sử ta có diện tích đất là 30m², dự định xây 1 tầng trệt, 2 tầng, đổ mái đúc bằng. Thì diện tích xây dựng của chúng ta là bao nhiêu? Tính theo sàn thì có 3 sàn và tổng diện tích là 90m². Tính theo mái thì cũng có 3 mái và tổng diện tích cũng là 90m². Lưu ý có mái bên trên là hiển nhiên, có mái mới tính được diện tích sàn của lầu 2. Suy ra, cứ tạo được bao nhiêu không gian sử dụng thì tính cộng lại sẽ ra diện tích xây dựng. Trong đó:
Sàn sử dụng
– Sàn đã đổ bê tông, sau đó phát sinh thêm lợp mái ngói: 30 – 50% diện tích.
– Phần có mái che phía trên: 100% diện tích.
– Không có mái che nhưng lát gạch nền: 50% diện tích.
– Dưới 4m2: tính như sàn bình thường.
– Trên 4m2: 70% diện tích.
– Từ 8m2 trở lên: 50% diện tích.
– Các ô trống trong nhà.
Phần móng và phần gia cố nền đất yếu
– Móng đơn: 30% diện tích.
– Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi: 35% diện tích.
– Móng băng: 50% diện tích.
– Đổ bê tông cốt thép: 20% diện tích.
Ngoài ra, tùy vào thi công và điều kiện đất để quyết định loại hình gia cố khác nhau như sử dụng cốt thép hay gỗ.
Tầng hầm
– Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1m5 so với code đỉnh ram hầm: 150% diện tích.
– Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1m7 so với code đỉnh ram hầm: 170% diện tích.
– Hầm có độ sâu nhỏ hơn 2.0m so với code đỉnh ram hầm: 200% diện tích.
– Đối với hầm có độ sâu lớn hơn 3.0m so với code đỉnh ram hầm tính theo đặc thù riêng.
Phần sân và phần mái
– Phần sân trên 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền: 50% diện tích.
– Phần sân dưới 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền: 70% diện tích.
– Phần sân dưới 20m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền: 100% diện tích.
– Phần mái đổ bê tông cốt thép, không lát gạch: 50% diện tích.
– Phần mái đổ bê tông cốt thép, có lát gạch: 60% diện tích.
– Mái bê tông dán ngói: 85% diện tích nghiên của mái.
– Mái ngói vì kèo sắt: 60% diện tích nghiên của mái.
– Mái tôn: 30% diện tích.